Một số cập nhật trong điều trị liên cầu khuẩn nhóm B và thai kỳ
24/11/2021Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B streptococcus – GBS, còn gọi là Streptococcus agalactiae) là một vi khuẩn Gram dương, thường gặp ở đường tiêu hóa và đường sinh dục của người phụ nữ, có thể không gây triệu chứng trên người mang bệnh. Tuy nhiên GBS là tác nhân nhiễm khuẩn hàng đầu liên quan đến thai kỳ và trẻ sơ sinh với tỷ lệ mắc và tử vong cao (1). Khoảng 50% phụ nữ nhiễm GBS sẽ lây truyền vi khuẩn cho con, thường trong quá trình chuyển dạ hoặc sau khi vỡ ối (2).
Biện pháp bảo vệ chính chống lại nhiễm khuẩn GBS khởi phát sớm là sử dụng kháng sinh dự phòng cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Xác định những bệnh nhân được điều trị kháng sinh dự phòng là một khía cạnh quan trọng của chăm sóc trước sinh thường quy (2), (3).
Vắc xin GBS hứa hẹn chống lại nhiễm khuẩn GBS khởi phát sớm, nhưng hiện vẫn còn đang nghiên cứu và chưa có vắc xin GBS nào được chấp thuận trên thị trường (3).
Cần đánh giá khi khám thai để xác định loại KSDP sẽ dùng khi chuyển dạ
1. Sử dụng kháng sinh dự phòng (2)
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định 380/QĐ-BVTD ngày 06/3/2020 của Bệnh viện Từ Dũ ban hành phác đồ điều trị Liên cầu khuẩn nhóm B và thai kỳ.
2. ACOG (2020), Prevention of Group B Streptococcal Early-Onset Disease in Newborns, Number 797.
3. Donders, G.G., Halperin, S.A., Devlieger, R., Baker, S., Forte, P., Wittke, F., Slobod, K.S. and Dull, P.M., (2016), Maternal immunization with an investigational trivalent group B streptococcal vaccine: a randomized controlled trial, Obstetrics & Gynecology, 127(2), pp.213-221.
Vắc xin GBS hứa hẹn chống lại nhiễm khuẩn GBS khởi phát sớm, nhưng hiện vẫn còn đang nghiên cứu và chưa có vắc xin GBS nào được chấp thuận trên thị trường (3).
Cần đánh giá khi khám thai để xác định loại KSDP sẽ dùng khi chuyển dạ
1. Sử dụng kháng sinh dự phòng (2)
2. Nguy cơ bị sốc phản vệ hoặc phản ứng nghiêm trọng không qua trung gian Ig-E khi dị ứng với Penicillin (2)
Nguy cơ phản ứng phản vệ | Định nghĩa |
(a) Nguy cơ thấp hoặc không rõ nguy cơ | - Các triệu chứng không đặc hiệu cho dị ứng (đau dạ dày ruột, đau đầu, viêm âm đạo do nấm) - Ban dát sần (ban dạng sởi) không có triệu chứng toàn thân, thường xảy ra vài ngày sau khi tiếp xúc ban đầu với penicillin và chỉ giới hạn ở da (không xảy ra ở niêm mạc, lòng bàn tay, bàn chân). Có thể bị ngứa nhưng không nổi mề đay. - Ngứa không phát ban - Tiền sử gia đình dị ứng với penicillin nhưng không có tiền sử cá nhân dị ứng với penicillin - Bệnh nhân có tiền sử dị ứng nhưng không nhớ bất kỳ triệu chứng hay phương pháp điều trị nào để báo cáo. |
(b) Nguy cơ cao | - Nguy cơ cao sốc phản vệ: tiền sử liên quan đến trung gian IgE (phản ứng phản vệ qua trung gian IgE và thường xảy ra trong vòng 1-6 giờ sau khi tiếp xúc với Penicillin): phát ban ngứa, mày đay, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp, phù mạch, suy hô hấp hoặc sốc phản vệ. Một số nơi đã thực hiện xét nghiệm dị ứng Penicillin ở phụ nữ mang thai có tiền sử gợi ý phản ứng liên quan qua trung gian Ig-E như mày đay, mày đay xuất hiện hơn 10 năm trước hoặc phát ban ngứa dữ dội. - Phản ứng tái phát, phản ứng với nhiều kháng sinh nhóm beta-lactam, hoặc xét nghiệm có phản ứng da với Penicillin dương tính. - Nguy cơ cao phản ứng nghiêm trọng không qua trung gian Ig-E: phản ứng khởi phát muộn hiếm gặp qua da hay toàn thân như tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân/hội chứng quá mẫn do thuốc, hội chứng Stevens-Johnson, hoặc hoại tử thượng bì nhiễm độc. Các phản ứng này thường xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi điều trị với Penicillin. |
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định 380/QĐ-BVTD ngày 06/3/2020 của Bệnh viện Từ Dũ ban hành phác đồ điều trị Liên cầu khuẩn nhóm B và thai kỳ.
2. ACOG (2020), Prevention of Group B Streptococcal Early-Onset Disease in Newborns, Number 797.
3. Donders, G.G., Halperin, S.A., Devlieger, R., Baker, S., Forte, P., Wittke, F., Slobod, K.S. and Dull, P.M., (2016), Maternal immunization with an investigational trivalent group B streptococcal vaccine: a randomized controlled trial, Obstetrics & Gynecology, 127(2), pp.213-221.
Tags
dược khoa duoc khoa Một số cập nhật trong điều trị liên cầu khuẩn nhóm B và thai kỳ mot so cap nhat trong dieu tri lien cau khuan nhom b va thai ky
Bài viết khác
- Thông Tin Thuốc – Tháng 5/2023
- Thông Tin Thuốc – Tháng 4/2023
- Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Thông Tin Thuốc – Tháng 08/2022 Cảnh báo tránh sử dụng thuốc kháng Histamin thế hệ 1 cho trẻ nhỏ điều trị ho, cảm lạnh và cúm
- Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Thông Tin Thuốc – Tháng 01/2022 Dị ứng với penicillin và dị ứng chéo với kháng sinh họ Beta – Lactam khác
- Có thể cho con bú sau khi dùng thuốc phá thai?
- Tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc
- BẢN THÔNG TIN THUỐC THÁNG 04 NĂM 2021: