Có thể cho con bú sau khi dùng thuốc phá thai?
24/11/2021NICE khuyến cáo sử dụng mifepristone đường uống và misoprostol – chất tương tự prostaglandin E1 trong chỉ định phá thai nội khoa. Misoprostol có thể sử dụng với nhiều đường dùng khác nhau (uống, đặt âm đạo, ngậm hoặc ngậm dưới lưỡi).
Mifepristone
Do đặc tính ưa lipid, trọng lượng phân tử thấp và khả năng liên kết với protein cao (98%), chỉ một lượng nhỏ mifepristone được cho là có thể qua sữa mẹ. Điều này được ghi nhận trong một ghiên cứu về việc sử dụng mifepristone khi cho con bú. Các mẫu sữa được thu thập từ 12 phụ nữ đã phá thai nội khoa trong 7 ngày đầu tiên sau khi uống mifepristone liều 200mg (n = 2) hoặc 600mg (n = 10). Nồng độ mifepristone trong sữa cao nhất trong 6 giờ đầu tiên sau khi uống thuốc, dao động từ 0,063 micromol/L đến 0,913 micromol/L. Sau đó, nồng độ giảm dần trong 7 ngày. Nồng độ mifepristone thấp nhất trong sữa được ghi nhận ở liều 200mg. Các tác giả kết luận rằng nồng độ mifepristone trong sữa thấp, đặc biệt là khi sử dụng liều 200mg và việc cho con bú có thể được tiếp tục một cách an toàn mà không bị gián đoạn trong quá trình phá thai bằng thuốc.
Sự thải trừ của mifepristone là hai pha với thời gian bán thải ban đầu từ 12 đến 72 giờ, và thời gian bán thải cuối (bao gồm tất cả các chất chuyển hóa có hoạt tính) lên đến 90 giờ.
Mặc dù vậy, vì mifepristone chỉ được dùng như một liều duy nhất và lượng thuốc được dự đoán qua sữa thấp nên không cần gián đoạn việc cho con bú.
Misoprostol
Misoprostol là một chất tương tự prostaglandin E1. Misoprostol được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn sau khi uống, mặc dù phải trải qua quá trình chuyển hóa lần đầu thành chất chuyển hóa có hoạt tính, acid misoprostol (MPA). Sự hấp thu thuốc ở đường dùng đặt âm đạo chậm hơn và dao động nhiều hơn nhưng xét về tổng lượng hấp thu thì cao hơn so với đường uống. Đường dùng ngậm dưới lưỡi được cho là có sinh khả dụng cao nhất khi so với các đường dùng khác.
Chỉ có hai nghiên cứu được công bố về sự bài tiết misoprostol đường uống qua sữa mẹ, cả hai đều cho thấy rằng nồng độ thuốc không thể phát hiện sau 5 giờ. Ở nghiên cứu thứ nhất, 20 phụ nữ được uống 600 microgam misoprostol ngay hoặc trong vòng 2-4 ngày sau khi sinh. Nồng độ thuốc trong huyết tương của mẹ được đo ở tất cả 20 phụ nữ nhưng nồng độ thuốc trong sữa non chỉ đo được ở 12 người do không đủ sữa non ngay sau khi sinh. Nồng độ trung bình MPA trong sữa non đạt đỉnh một giờ sau khi uống là 20,9 picogram/mL và giảm dần xuống dưới 1 picogram/mL sau 5 giờ (giới hạn phát hiện). Các mức này thấp hơn đáng kể so với nồng độ thuốc trong huyết tương của mẹ (trung bình ở phút thứ 2 là 91,5 picogram/mL, cao nhất ở phút thứ 20 là 344,6 picogram/mL và giảm xuống còn 27,8 picogram/mL ở phút thứ 120). Nghiên cứu này chỉ đo lường misoprostol trong sữa non, vì vậy mức MPA trong sữa trưởng thành giàu lipid hơn có thể không giống nhau.
Trong nghiên cứu thứ hai thực hiện trên 10 bà mẹ đang cho con bú được cho uống 200 microgam misoprostol để chữa đờ tử cung, nồng độ trung bình MPA trong sữa là 7,6 picogam/mL sau 1,1 giờ và nồng độ trung bình giảm xuống một cách nhanh chóng còn 0,2 picogam/mL sau 5 giờ. Thời gian bán thải trong sữa được tính là 1,1 giờ. Trẻ sơ sinh không được báo cáo là có bú mẹ trong nghiên cứu này. Do đó, ảnh hưởng (nếu có) của một lượng nhỏ MPA đối với trẻ bú mẹ chưa được ghi nhận.
Không có thông tin về dược động học của misoprostol trong sữa mẹ đối với các đường dùng khác đường uống.
Do nồng độ misoprostol đường uống được tìm thấy trong sữa mẹ thấp, không cần phải gián đoạn việc cho con bú. Không có thông tin về nồng độ misoprostol sau khi dùng ở các đường dùng thuốc khác nhưng dựa trên dược động học, nồng độ thuốc trong sữa cũng có khả năng thấp và không cần phải gián đoạn việc cho con bú.
Một số điểm tóm tắt:
TÀI LIỆU THAM KHẢO: “Can mothers breastfeed after a medical termination of pregnancy??” – Prepared by UK Medicines Information (UKMi) pharmacists for NHS healthcare professionals.
Do đặc tính ưa lipid, trọng lượng phân tử thấp và khả năng liên kết với protein cao (98%), chỉ một lượng nhỏ mifepristone được cho là có thể qua sữa mẹ. Điều này được ghi nhận trong một ghiên cứu về việc sử dụng mifepristone khi cho con bú. Các mẫu sữa được thu thập từ 12 phụ nữ đã phá thai nội khoa trong 7 ngày đầu tiên sau khi uống mifepristone liều 200mg (n = 2) hoặc 600mg (n = 10). Nồng độ mifepristone trong sữa cao nhất trong 6 giờ đầu tiên sau khi uống thuốc, dao động từ 0,063 micromol/L đến 0,913 micromol/L. Sau đó, nồng độ giảm dần trong 7 ngày. Nồng độ mifepristone thấp nhất trong sữa được ghi nhận ở liều 200mg. Các tác giả kết luận rằng nồng độ mifepristone trong sữa thấp, đặc biệt là khi sử dụng liều 200mg và việc cho con bú có thể được tiếp tục một cách an toàn mà không bị gián đoạn trong quá trình phá thai bằng thuốc.
Sự thải trừ của mifepristone là hai pha với thời gian bán thải ban đầu từ 12 đến 72 giờ, và thời gian bán thải cuối (bao gồm tất cả các chất chuyển hóa có hoạt tính) lên đến 90 giờ.
Mặc dù vậy, vì mifepristone chỉ được dùng như một liều duy nhất và lượng thuốc được dự đoán qua sữa thấp nên không cần gián đoạn việc cho con bú.
Misoprostol
Misoprostol là một chất tương tự prostaglandin E1. Misoprostol được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn sau khi uống, mặc dù phải trải qua quá trình chuyển hóa lần đầu thành chất chuyển hóa có hoạt tính, acid misoprostol (MPA). Sự hấp thu thuốc ở đường dùng đặt âm đạo chậm hơn và dao động nhiều hơn nhưng xét về tổng lượng hấp thu thì cao hơn so với đường uống. Đường dùng ngậm dưới lưỡi được cho là có sinh khả dụng cao nhất khi so với các đường dùng khác.
Chỉ có hai nghiên cứu được công bố về sự bài tiết misoprostol đường uống qua sữa mẹ, cả hai đều cho thấy rằng nồng độ thuốc không thể phát hiện sau 5 giờ. Ở nghiên cứu thứ nhất, 20 phụ nữ được uống 600 microgam misoprostol ngay hoặc trong vòng 2-4 ngày sau khi sinh. Nồng độ thuốc trong huyết tương của mẹ được đo ở tất cả 20 phụ nữ nhưng nồng độ thuốc trong sữa non chỉ đo được ở 12 người do không đủ sữa non ngay sau khi sinh. Nồng độ trung bình MPA trong sữa non đạt đỉnh một giờ sau khi uống là 20,9 picogram/mL và giảm dần xuống dưới 1 picogram/mL sau 5 giờ (giới hạn phát hiện). Các mức này thấp hơn đáng kể so với nồng độ thuốc trong huyết tương của mẹ (trung bình ở phút thứ 2 là 91,5 picogram/mL, cao nhất ở phút thứ 20 là 344,6 picogram/mL và giảm xuống còn 27,8 picogram/mL ở phút thứ 120). Nghiên cứu này chỉ đo lường misoprostol trong sữa non, vì vậy mức MPA trong sữa trưởng thành giàu lipid hơn có thể không giống nhau.
Trong nghiên cứu thứ hai thực hiện trên 10 bà mẹ đang cho con bú được cho uống 200 microgam misoprostol để chữa đờ tử cung, nồng độ trung bình MPA trong sữa là 7,6 picogam/mL sau 1,1 giờ và nồng độ trung bình giảm xuống một cách nhanh chóng còn 0,2 picogam/mL sau 5 giờ. Thời gian bán thải trong sữa được tính là 1,1 giờ. Trẻ sơ sinh không được báo cáo là có bú mẹ trong nghiên cứu này. Do đó, ảnh hưởng (nếu có) của một lượng nhỏ MPA đối với trẻ bú mẹ chưa được ghi nhận.
Không có thông tin về dược động học của misoprostol trong sữa mẹ đối với các đường dùng khác đường uống.
Do nồng độ misoprostol đường uống được tìm thấy trong sữa mẹ thấp, không cần phải gián đoạn việc cho con bú. Không có thông tin về nồng độ misoprostol sau khi dùng ở các đường dùng thuốc khác nhưng dựa trên dược động học, nồng độ thuốc trong sữa cũng có khả năng thấp và không cần phải gián đoạn việc cho con bú.
Một số điểm tóm tắt:
- Có những trường hợp phụ nữ đang cho con bú có chỉ định phá thai bằng thuốc.
- Mifepristone và misoprostol được khuyên dùng trong chỉ định phá thai bằng thuốc. Tuy nhiên vì chúng thường chỉ được dùng liều duy nhất nên nguy cơ tích lũy ở trẻ sơ sinh khi bú mẹ đều thấp.
- Không có dữ liệu về việc gây ảnh hưởng trực tiếp của mifepristone hoặc misoprostol trong quá trình tiết sữa hoặc trên trẻ bú mẹ.
- Với nguồn dữ liệu còn hạn chế cho thấy rằng nồng độ mifepristone trong sữa mẹ thấp, đặc biệt là khi sử dụng liều 200 mg và việc cho con bú có thể được tiếp tục một cách an toàn mà không bị gián đoạn trong thời gian phá thai nội khoa.
- Misoprostol đường uống được bài tiết vào sữa mẹ với một lượng nhỏ và được thải trừ nhanh chóng. Không cần gián đoạn việc cho con bú khi dùng misoprostol theo bất kỳ đường nào.
- Để phòng ngừa, trẻ sơ sinh có phơi nhiễm với mifepristone hoặc misoprostol qua sữa mẹ nên được theo dõi về các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bú kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: “Can mothers breastfeed after a medical termination of pregnancy??” – Prepared by UK Medicines Information (UKMi) pharmacists for NHS healthcare professionals.
Tags
dược khoa duoc khoa Có thể cho con bú sau khi dùng thuốc phá thai? co the cho con bu sau khi dung thuoc pha thai
Bài viết khác
- Thông Tin Thuốc – Tháng 5/2023
- Thông Tin Thuốc – Tháng 4/2023
- Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Thông Tin Thuốc – Tháng 08/2022 Cảnh báo tránh sử dụng thuốc kháng Histamin thế hệ 1 cho trẻ nhỏ điều trị ho, cảm lạnh và cúm
- Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Thông Tin Thuốc – Tháng 01/2022 Dị ứng với penicillin và dị ứng chéo với kháng sinh họ Beta – Lactam khác
- Một số cập nhật trong điều trị liên cầu khuẩn nhóm B và thai kỳ
- Tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc
- BẢN THÔNG TIN THUỐC THÁNG 04 NĂM 2021: