BẢN THÔNG TIN THUỐC THÁNG 04 NĂM 2021:
05/05/2021SỬ DỤNG THUỐC NSAID Ở PHỤ NỮ CHO CON BÚ\\r\\nTư vấn sử dụng thuốc hợp lý và an toàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng tại Bệnh Viện. Trong số những “đối tượng bệnh nhân đặc biệt” cần được chú ý trong sử dụng thuốc, phụ nữ cho con bú (PNCCB) là một đối tượng khá thường gặp. Bài viết này nhằm gợi ý một số tài liệu tham khảo hữu ích và đưa ra lựa chọn thuốc NSAID ở phụ nữ cho con bú.
I. PHÂN LOẠI THUỐC SỬ DỤNG Ở PHỤ NỮ CHO CON BÚ
Hiện nay có nhiều cách phân loại thuốc sử dụng ở PNCCB được giới thiệu, như Bảng phân loại của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) [1], phân loại của Carl P. Weiner [2] hoặc phân loại của Thomas W. Hale [3]. Các bảng phân loại của AAP được xuất bản từ năm 2001 và chỉ được bổ sung một số nội dung vào năm 2013 [4], trong khi phân loại của Carl P. Weiner lại khá đơn giản với An toàn (S, safe), Không an toàn (NS, not safe), và Không biết rõ (U, unknown). Do đó, phân loại của Thomas W. Hale, được cập nhật, bổ sung định kỳ mỗi 2 năm, là cách phân loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Nhìn vào bảng trên thì ibuprofen đều được đánh giá là an toàn ở PNCCB trong cả 3 tài liệu, thuốc duy nhất được Hale xếp L1 ( an toàn nhất), và có Relative infant dose < 0.75% ( nghĩa là tỷ lệ % liều thuốc em bé hấp thu so với liều thuốc mẹ sử dụng trong ngày, quy ra theo cân nặng).
-Trong tài liệu “Drugs During Pregnancy and Lactation: Treatment Options and Risk Assessment” có viết: Among the NSAID during breastfeeding, ibuprofen is the drug of first choice ( trong số các NSAID dùng khi cho con bú, Ibuprofen là lựa chọn đầu tay).
Như vậy, tạm kết luận ibuprofen là lựa chọn an toàn nhất trong nhóm NSAID để dùng cho PNCCB.
Tài liệu tham khảo:
Hiện nay có nhiều cách phân loại thuốc sử dụng ở PNCCB được giới thiệu, như Bảng phân loại của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) [1], phân loại của Carl P. Weiner [2] hoặc phân loại của Thomas W. Hale [3]. Các bảng phân loại của AAP được xuất bản từ năm 2001 và chỉ được bổ sung một số nội dung vào năm 2013 [4], trong khi phân loại của Carl P. Weiner lại khá đơn giản với An toàn (S, safe), Không an toàn (NS, not safe), và Không biết rõ (U, unknown). Do đó, phân loại của Thomas W. Hale, được cập nhật, bổ sung định kỳ mỗi 2 năm, là cách phân loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
II. SỬ DỤNG THUỐC NSAID Ở PHỤ NỮ CHO CON BÚ
Một số phụ nữ sau khi sinh con thường tới gặp bác sĩ và than phiền về vấn đề đau vai gáy và đau lưng của họ. Vì vậy đặt ra câu hỏi lựa chọn thuốc nào là hợp lý và an toàn cho PNCCB?
Khi chọn lựa một thuốc giảm đau, Paracetamol sẽ là lựa chọn đầu tiên, vì đã có kinh nghiệm sử dụng lâu dài và cho thấy độ an toàn của thuốc. Nhưng nếu chỉ sử dụng paracetamol là chưa đủ để giảm đau, thì lựa chọn phối hợp tiếp theo thường sẽ là 1 NSAID ( thuốc giảm đau chống viêm không steroid). Vậy NSAID nào sẽ an toàn nhất khi dùng ở PNCCB, ít ảnh hưởng tới trẻ?
Nhìn vào bảng trên thì ibuprofen đều được đánh giá là an toàn ở PNCCB trong cả 3 tài liệu, thuốc duy nhất được Hale xếp L1 ( an toàn nhất), và có Relative infant dose < 0.75% ( nghĩa là tỷ lệ % liều thuốc em bé hấp thu so với liều thuốc mẹ sử dụng trong ngày, quy ra theo cân nặng).
-Trong tài liệu “Drugs During Pregnancy and Lactation: Treatment Options and Risk Assessment” có viết: Among the NSAID during breastfeeding, ibuprofen is the drug of first choice ( trong số các NSAID dùng khi cho con bú, Ibuprofen là lựa chọn đầu tay).
Như vậy, tạm kết luận ibuprofen là lựa chọn an toàn nhất trong nhóm NSAID để dùng cho PNCCB.
Tài liệu tham khảo:
- American Academy of Pediatrics Committee on Drugs. Transfer of drugs and other chemicals into human milk. Pediatrics 2001. Sep; 108(3):776–89.
- Carl P. Weiner, Clifford Mason (2019). Drugs for Pregnant and Lactating Women (3rd edition). Elsevier.
- Thomas W. Hale (2019). Hale’s Medications & Mothers’ Milk: A Manual of Lactational Pharmacology (18th edition), Springer.
- Sachs H.C., Committee on Drugs The transfer of drugs and therapeutics into human breast milk: an update on selected topics. Pediatrics. 2013; 132:e796–e809.
- Gerald Briggs et al. (2017). Drugs in Pregnancy and Lactation (11th edition), Wolters Kluwer.
- Christof Schaefer et al. (2015). Drugs During Pregnancy and Lactation: Treatment Options and Risk Assessment (3rd edition), Elsevier.
- Wendy Jones (2013). Breastfeeding and Medication, Routledge.
- Spencer J.P., Gonzalez L.S., III, Barnhart D.J. Medications in the breast-feeding mother. Am Fam Physician. 2001;64(1):119–126
Tags
dược khoa duoc khoa BẢN THÔNG TIN THUỐC THÁNG 04 NĂM 2021: ban thong tin thuoc thang 04 nam 2021
Bài viết khác
- Thông Tin Thuốc – Tháng 5/2023
- Thông Tin Thuốc – Tháng 4/2023
- Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Thông Tin Thuốc – Tháng 08/2022 Cảnh báo tránh sử dụng thuốc kháng Histamin thế hệ 1 cho trẻ nhỏ điều trị ho, cảm lạnh và cúm
- Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Thông Tin Thuốc – Tháng 01/2022 Dị ứng với penicillin và dị ứng chéo với kháng sinh họ Beta – Lactam khác
- Một số cập nhật trong điều trị liên cầu khuẩn nhóm B và thai kỳ
- Có thể cho con bú sau khi dùng thuốc phá thai?
- Tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc