THÔNG TIN THUỐC THÁNG 4/2024
15/04/2024Bổ sung acid Folic làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi
Tại Hoa Kỳ, dị tật ống thần kinh ở thai nhi là một dị tật phổ biến, ước tính khoảng 3.000 trường hợp mỗi năm. Những dị tật này xảy ra do sự khiếm khuyết của phôi thai khi hình thành ống thần kinh. Một số dị dạng thần kinh nghiêm trọng như: khuyết não bẩm sinh, thoát vị não, nứt đốt sống bẩm sinh,... có thể dẫn đến tử vong hoặc khiếm khuyết thần kinh, vận động trong quá trình phát triển của trẻ. Đa số những khiếm khuyết này là do thiếu hụt lượng acid folic khi mang thai.
Acid folic (hay còn gọi là vitamin B9), là một loại vitamin tan trong nước có mặt trong nhiều loại thực phẩm như: trái cây, rau xanh, đậu, hải sản, thịt, gia cầm, các sản phẩm từ sữa,… Mặc dù acid folic có khả năng được cung cấp từ nhiều loại thực phẩm khác nhau thông qua chế độ ăn uống, đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thì việc bổ sung acid folic càng phải tích cực hơn do nhu cầu phát triển của thai nhi.
Theo Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (The U.S. Preventive Services Task Force (USPSTF)), việc bổ sung acid folic ở phụ nữ có kế hoạch mang thai và trong độ tuổi sinh sản mang lại lợi ích so với việc không bổ sung đầy đủ.
Nguy cơ dị tật ống thần kinh do thiếu hụt acid folic
Một số bằng chứng cho thấy, acid folic cần thiết cho quá trình tổng hợp nucleotid. Trong trường hợp thiết hụt acid folic, sẽ làm suy giảm quá trình tổng hợp nucleotid và ảnh hưởng đến chức năng sao chép của DNA, RNA và làm khiếm khuyết ống thần kinh.
Yếu tố nguy cơ dị tật ống thần kinh
Mảng thần kinh được hình thành và đóng lại sớm trong vòng 26 đến 28 ngày sau thụ tinh. Do đó, thời gian quan trọng để bổ sung acid folic là từ 1 tháng trước khi thụ thai và 2-3 tháng đầu của thai kỳ. Để dự phòng cho trường hợp mang thai ngoài ý muốn, những người có dự định mang thai hoặc trong độ tuổi sinh sản nên được tư vấn bổ sung acid folic mỗi ngày.
Liều lượng
Tất cả phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang trong độ tuổi sinh sản có thể bổ sung tối thiểu 400μg acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin không kê đơn trên thị trường hiện nay có hàm lượng acid folic từ 400-800μg giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Tác hại của acid folic
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra không có mối liên quan giữa acid folic và các tác hại nghiêm trọng trên cơ thể thai phụ và thai nhi.
Tài liệu tham khảo:
US Preventive Services Task Force. Folic Acid Supplementation to Prevent Neural Tube Defects: US Preventive Services Task Force Reaffirmation Recommendation Statement. JAMA. 2023;330(5):454–459. doi:10.1001/jama.2023.12876
Đơn vị thông tin thuốc
Acid folic (hay còn gọi là vitamin B9), là một loại vitamin tan trong nước có mặt trong nhiều loại thực phẩm như: trái cây, rau xanh, đậu, hải sản, thịt, gia cầm, các sản phẩm từ sữa,… Mặc dù acid folic có khả năng được cung cấp từ nhiều loại thực phẩm khác nhau thông qua chế độ ăn uống, đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thì việc bổ sung acid folic càng phải tích cực hơn do nhu cầu phát triển của thai nhi.
Theo Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (The U.S. Preventive Services Task Force (USPSTF)), việc bổ sung acid folic ở phụ nữ có kế hoạch mang thai và trong độ tuổi sinh sản mang lại lợi ích so với việc không bổ sung đầy đủ.
Nguy cơ dị tật ống thần kinh do thiếu hụt acid folic
Một số bằng chứng cho thấy, acid folic cần thiết cho quá trình tổng hợp nucleotid. Trong trường hợp thiết hụt acid folic, sẽ làm suy giảm quá trình tổng hợp nucleotid và ảnh hưởng đến chức năng sao chép của DNA, RNA và làm khiếm khuyết ống thần kinh.
Yếu tố nguy cơ dị tật ống thần kinh
- Tất cả các trường hợp mang thai đều có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.
- Tiền sử bệnh, tiền sử gia đình có người bị dị tật ống thần kinh.
- Kém hấp thu.
- Béo phì, bệnh đái tháo đường trước khi mang thai.
- Sử dụng thuốc chống động kinh.
Mảng thần kinh được hình thành và đóng lại sớm trong vòng 26 đến 28 ngày sau thụ tinh. Do đó, thời gian quan trọng để bổ sung acid folic là từ 1 tháng trước khi thụ thai và 2-3 tháng đầu của thai kỳ. Để dự phòng cho trường hợp mang thai ngoài ý muốn, những người có dự định mang thai hoặc trong độ tuổi sinh sản nên được tư vấn bổ sung acid folic mỗi ngày.
Liều lượng
Tất cả phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang trong độ tuổi sinh sản có thể bổ sung tối thiểu 400μg acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin không kê đơn trên thị trường hiện nay có hàm lượng acid folic từ 400-800μg giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Tác hại của acid folic
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra không có mối liên quan giữa acid folic và các tác hại nghiêm trọng trên cơ thể thai phụ và thai nhi.
Tài liệu tham khảo:
US Preventive Services Task Force. Folic Acid Supplementation to Prevent Neural Tube Defects: US Preventive Services Task Force Reaffirmation Recommendation Statement. JAMA. 2023;330(5):454–459. doi:10.1001/jama.2023.12876
Đơn vị thông tin thuốc
Bài viết khác
- Thông Tin Thuốc – Tháng 10/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 09/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 08/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 07/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 05/2024
- THÔNG TIN THUỐC THÁNG 3/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 02/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 01/2024
- Thông tin thuốc - Tháng 12/2023
- Thông Tin Thuốc – Tháng 11/2023