Thông tin thuốc - Tháng 12/2023
30/12/2023Bản tin số 2.2023
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI BÌNH DƯƠNG
KHOA DƯỢC
LƯU HÀNH NỘI BỘ
*********
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ: Báo cáo chi tiết về việc sử dụng Fluoroquinolon ở trẻ em
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra một báo cáo lâm sàng cập nhật về việc sử dụng Fluoroquinolon ở trẻ em, làm rõ dữ liệu từ báo cáo công bố năm 2011 và nêu rõ các chỉ định, phản ứng có hại và thông tin kê đơn thực tế liên quan đến bác sĩ nhi khoa.
“Sử dụng Fluoroquinolon toàn thân và tại chỗ” (The Use of Systemic and Topical Fluoroquinolones), từ Ủy ban AAP về các bệnh truyền nhiễm (http://bit.ly/2e9Pz9J) và đã được xuất bản trong số tháng 11 của tạp chí Nhi khoa.
Fluoroquinolon là nhóm kháng sinh được sử dụng tại chỗ hoặc toàn thân để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Các Fluoroquinolon được kê đơn phổ biến nhất đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt bao gồm:
- Ciprofloxacin, có phổ rộng trên Gram âm;
- Levofloxacin, có phổ trên Gram dương, Gram âm, mycobacteria và vi khuẩn không điển hình;
- Moxifloxacin, có phổ trên vi khuẩn Gram dương, Gram âm, kỵ khí và mycobacteria.
Mặc dù có phổ tác dụng rộng, Fluoroquinolon thường không được kê đơn cho trẻ em.
Dưới đây là những chỉ định hiện tại của Fluoroquinolon được FDA chấp thuận ở trẻ em, thông tin cập nhật liên quan đến tính an toàn và hiệu quả, các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em mà Fluoroquinolon có thể được cân nhắc sử dụng.
Fluoroquinolon bị hạn chế sử dụng ở trẻ em do những lo ngại về sự an toàn. Nếu không có lựa chọn thay thế, đây vẫn là nhóm kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.
Các chỉ định của Ciprofloxacin toàn thân được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ em bao gồm bệnh than qua đường hô hấp, bệnh dịch hạch, nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp và viêm bể thận. Levofloxacin được FDA chấp thuận cho bệnh than và bệnh dịch hạch ở trẻ em.
Việc hạn chế sử dụng ở trẻ em là do lo ngại về phản ứng có hại, chủ yếu dựa trên dự liệu độc tính được quan sát thấy trong các nghiên cứu trên động vật liên quan đến chó con khi sử dụng Quinolon. Độc tính trên khớp dẫn đến tổn thương sụn đã được quan sát thấy ở động vật non, gây ra lo ngại về độc tính tương tự ở trẻ em.
Tuy nhiên, các nghiên cứu nhi khoa đã không chứng minh được sự gia tăng các phản ứng có hại lâu dài trên cơ xương khớp của Fluoroquinolon so với các loại kháng sinh khác, mặc dù đã quan sát thấy sự gia tăng bệnh khớp ngắn hạn tự khỏi sau khi ngừng thuốc. Đứt gân Achilles, một biến chứng hiếm gặp liên quan đến việc sử dụng Fluoroquinolon ở người lớn mắc bệnh mãn tính, chưa được báo cáo ở trẻ em.
Do các báo cáo sau khi đưa ra thị trường về phản ứng có hại của Fluoroquinolon liên quan đến gân, cơ, khớp và các biến cố ở hệ thần kinh trung ương, FDA đã đưa ra cảnh báo đặc biệt (boxed warning) sửa đổi đối với Fluoroquinolon toàn thân vào tháng 7 năm 2016. Cảnh báo cập nhật khuyến cáo hạn chế sử dụng kháng sinh Fluoroquinolon thường quy trong một số bệnh nhiễm trùng không biến chứng, ví dụ: viêm xoang cấp tính, viêm phế quản cấp tính (không nên điều trị bằng kháng sinh nói chung) hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, do nguy cơ phản ứng có hại gây tàn tật.
Fluoroquinolon cũng có liên quan đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và tiêu chảy do Clostridium difficile. Lợi ích của Fluoroquinolon (ví dụ: phổ tác dụng rộng và sinh khả dụng đường uống cao) và nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn tiềm tàng phải được xem xét tại thời điểm kê đơn.
Các chỉ định lâm sàng của Fluoroquinolon có thể được xem xét ở trẻ em
Fluoroquinolon không được chỉ định là liệu pháp toàn thân đầu tay ở trẻ em. Tuy nhiên, trong trường hợp không có lựa chọn thay thế hợp lý do vi khuẩn đa kháng thuốc hoặc khi thuốc kháng sinh đường uống được coi là tối ưu, Fluoroquinolon có thể được xem xét.
Việc sử dụng Levofloxacin có thể được xem xét để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới khi tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng khiến không thể sử dụng liệu pháp tiêu chuẩn như Amoxicillin hoặc khi có liên quan đến vi khuẩn đa kháng thuốc.
Khi không có sẵn kháng sinh thay thế phù hợp với sự đề kháng của vi khuẩn hoặc các lựa chọn về công thức, có thể chọn Ciprofloxacin trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa do Salmonella hoặc Shigella.
Tuy nhiên, do sự gia tăng kháng Fluoroquinolon ở các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nên xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
Việc sử dụng Fluoroquinolon để điều trị đầu tay các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng hoặc viêm bể thận do vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc được chỉ định ở trẻ em trên 1 tuổi nếu không thể sử dụng thuốc không phải Fluoroquinolon dựa trên dữ liệu về độ nhạy cảm hoặc tiền sử dị ứng.
Một số Fluoroquinolon tác dụng tại chỗ được phê duyệt để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn và viêm tai ngoài.
Nhìn chung, Fluoroquinolon tác dụng tại chỗ an toàn và dung nạp tốt.
Thực hành kê đơn Fluoroquinolones cho trẻ em
Khi kê đơn Fluoroquinolon cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên, bác sĩ lâm sàng nên xem xét các rủi ro và lợi ích của việc sử dụng nhóm kháng sinh này với người chăm sóc và bệnh nhân, bao gồm hướng dẫn liên hệ với nhân viên y tế nếu gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm phát ban, tiêu chảy, khớp hoặc đau gân, lú lẫn, tê hoặc ngứa ran tứ chi khi dùng kháng sinh. Fluoroquinolon thường được dung nạp tốt và hiệu quả. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng đây vẫn là nhóm kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiễm trùng ở trẻ em.
Nguồn: https://publications.aap.org/aapnews/news/7040/AAP-report-details-use-of-Fluoroquinolones-in
Khi đã định danh được tác nhân gây bệnh và có kết quả kháng sinh đồ, giữa các kháng sinh có hiệu quả ngang nhau thì cần đánh giá trên các tiêu chí về độ an toàn, chi phí, sự thuận tiện và tính sẵn có của thuốc tại cơ sở y tế để có thể lựa chọn sử dụng kháng sinh phù hợp.
Việc điều trị theo kinh nghiệm nên dựa trên tác nhân gây bệnh nghi ngờ nhất, mức độ nặng của bệnh, nguồn lây nhiễm nghi ngờ và tất cả đặc điểm khác liên quan đến người bệnh (ví dụ: dị ứng penicillin nghiêm trọng, bệnh thận mạn). Khi xác định phương pháp điều trị theo kinh nghiệm cho một người bệnh cụ thể, cũng cần xem xét đến các yếu tố như: (1) các vi khuẩn đã được xác định trên người bệnh trước đó và dữ liệu về độ nhạy của các kháng sinh liên quan trong sáu tháng qua, (2) lịch sử sử dụng kháng sinh trong vòng 30 ngày trước và (3) dữ liệu về độ nhạy của các vi khuẩn có khả năng gây bệnh nhất tại nơi lây nhiễm. Việc điều trị theo kinh nghiệm cần được điều chỉnh khi có kết quả định danh và kết quả kháng sinh đồ của tác nhân gây bệnh.
Về thời gian điều trị và chuyển đổi kháng sinh sang đường uống:
Không có các khuyến nghị về thời gian điều trị, nhưng cần lưu ý rằng thời gian điều trị không khác biệt đối với bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các tác nhân kháng thuốc so với bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các tác nhân nhạy cảm hơn. Kết quả kháng sinh đồ có thể gợi ý rằng việc sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm ban đầu không hiệu quả. Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian điều trị. Ví dụ, ở những bệnh nhiễm trùng nhẹ như viêm bàng quang. Nếu một loại kháng sinh được sử dụng theo kinh nghiệm ban đầu có kết quả cấy không có hoạt tính chống lại tác nhân gây bệnh, nhưng vẫn có sự cải thiện lâm sàng, thì nhìn chung không cần thiết phải cấy lại nước tiểu, thay đổi phác đồ kháng sinh đang sử dụng hoặc kéo dài liệu trình điều trị theo kế hoạch. Tuy nhiên, đối với các mức độ nhiễm trùng khác, nếu kết quả kháng sinh đồ cho thấy kháng sinh đang sử dụng theo kinh nghiệm không có tác dụng, thì nên chuyển đổi kháng sinh phù hợp và hoàn thành đủ liệu trình với kháng sinh mới (kể từ ngày bắt đầu chuyển đổi). Ngoài ra, cần cân nhắc các yếu tố quan trọng khác liên quan đến người bệnh như tình trạng miễn dịch, khả năng kiểm soát nguồn bệnh và tình trạng đáp ứng chung với phương pháp điều trị để xác định thời gian điều trị.
Cuối cùng, bất cứ khi nào có thể, nên xem xét điều trị bằng đường uống, đặc biệt nếu đáp ứng các tiêu chí sau: (1) kháng sinh đường uống có tác dụng trên tác nhân gây bệnh, (2) người bệnh ổn định về mặt huyết động, (3) có các biện pháp kiểm soát nguồn bệnh phù hợp, và (4) không có tình trạng ảnh hưởng sự hấp thu tại ruột.
Khuyến cáo điều trị đối với các chủng vi khuẩn Enterobacterales tiết men beta-lactamase phổ rộng (ESBL-E):
Tài liệu tham khảo: Tamma PD, Aitken SL, Bonomo RA, Mathers AJ, van Duin D, Clancy CJ. Infectious Diseases Society of America Antimicrobial-Resistant Treatment Guidance: Gram-Negative Bacterial Infections. Infectious Diseases Society of America 2023; Version 3.0. Available at https://www.idsociety.org/practice-guideline/amr-guidance/
PPI và nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng trên trẻ em
Hiện nay, thuốc ức chế bơm proton (PPI) thường được kê đơn rộng rãi, đặc biệt là trên trẻ em. Trên thực tế, 10% trẻ dưới 1 tuổi được kê đơn PPI (thường do trào ngược dạ dày thực quản - GERD) và tỷ lệ này ngày càng gia tăng trong vài năm gần đây. Thông qua cơ chế thay đổi hệ vi sinh hoặc tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch, nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến sử dụng PPI là đáng kể.
Gần đây, một nghiên cứu của Hệ thống Dữ liệu Y tế Quốc gia Pháp (SNDS) đã ghi nhận: trong số hơn 1,2 triệu trẻ sinh từ năm 2010 đến năm 2018 được điều trị GERD, có hơn 600.000 trẻ được điều trị bằng PPI, thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc kháng acid/alginat. Tỷ lệ nhiễm trùng nghiêm trọng ở quần thể bệnh nhân này là 3:100 người-năm.
Việc sử dụng PPI có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng (tỷ suất nguy cơ (HR) được hiệu chỉnh theo các yếu tố nguy cơ chính: 1,34 [95% CI: 1,32-1,36]), đặc biệt trên đường tiêu hóa (HR 1,52 [1,48-1,55]), tai-mũi-họng, phổi, tiết niệu hoặc thần kinh. Nguy cơ này được ghi nhận cả trên trẻ không có tiền sử sinh non hoặc mắc các bệnh mạn tính. Những kết quả này cùng với kết quả của các nghiên cứu khác cho thấy có sự gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do Salmonella, Campylobacter và Clostridium difficile trong quá trình điều trị bằng PPI.
PPI thường được kê đơn off-label trên quần thể bệnh nhân dưới 1 tuổi. Cần lưu ý rằng, chỉ nên kê đơn PPI cho trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản khó chịu trong thời gian dài.
Nguồn: https://www.chu-toulouse.fr/IMG/pdf/bip_occitanie_no3_2023.pdf
Khuyến cáo về việc sử dụng hợp lý Ketamin
ANSM muốn nhắc lại những nguy cơ khi sử dụng Ketamin và một số biện pháp cần thực hiện, đặc biệt khi sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều trị đau kéo dài hoặc đau mạn tính.
Ketamin là một loại thuốc được chỉ định trong gây mê, đã được sử dụng trong nhiều năm để kiểm soát cơn đau dai dẳng trong chăm sóc giảm nhẹ và cơn đau mạn tính. Ketamin cũng được sử dụng ngoài mục đích y tế do có tính hướng thần.
Hiện nay, một số biến chứng nghiêm trọng do sử dụng Ketamin vẫn được báo cáo thường xuyên bất kể mục đích sử dụng, bao gồm: tổn thương gan nghiêm trọng, tổn thương ống mật và tiết niệu. Các biến chứng này thường là hậu quả của việc sử dụng ketamin kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần, bên cạnh nguy cơ gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc.
Mạng lưới các trung tâm Cảnh giác dược tại Pháp đã nhận thấy có sự gia tăng sử dụng thuốc chứa Ketamin trên toàn thế giới, trong đó có sử dụng kéo dài để điều trị đau mạn tính, bao gồm cả chứng đau cơ xơ hoá (sử dụng off-label). Đồng thời, có sự gia tăng việc tiêu thụ bất hợp pháp ketamin (với mục đích giải trí trong các bữa tiệc hoặc trong quan hệ tình dục). Việc sử dụng ketamin kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần sẽ gây ra nguy cơ tổn thương nghiêm trọng đối với gan và ống mật (viêm gan, ứ mật hoặc viêm đường mật) hoặc viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang kẽ không nhiễm khuẩn), ngoài ra có thể gây ảnh hưởng đến thận (suy thận cấp, thận ứ nước,...).
Ngoài ra, có nhiều các báo cáo về sai sót trong sử dụng thuốc do nhầm lẫn về liều của thuốc chứa ketamin.
Thông tin dành cho nhân viên y tế
Khi kê đơn Ketamin, để giảm nguy cơ tổn thương gan mật và thận tiết niệu, nên:
Nguồn: Actualité - L’ANSM rappelle le bon usage de la kétamine - ANSM (sante.fr)
Bệnh lý đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ kết cục bất lợi cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Việc kiểm soát tốt đường huyết trước và trong thời kỳ mang thai giúp làm giảm các nguy cơ gây hại cho người mẹ và cho bé. Theo tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association – ADA) năm 2023, việc theo dõi glucose liên tục (Continuous Glucose Monitoring – CGM) có thể giúp thầy thuốc canh cho đạt nồng độ HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân đái tháo đường. Phụ nữ đang mang thai cần sử dụng thêm thiết bị theo dõi glucose trước và sau bữa ăn. Gần đây, FDA đã phê duyệt sử dụng thiết bị theo dõi glucose liên tục G7 CGM cho phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ.
Sử dụng CGM trong thời kỳ mang thai
Các thiết bị CGM đo nồng độ glucose trong dịch mô kẽ liên tục mỗi 1-5 phút bằng đầu đọc cảm biến, các giá trị glucose được truyền tín hiệu đến điện thoại thông minh hoặc máy thu.
Lưu ý khi sử dụng Insulin, CGM trong thai kỳ và CGM
+ Ba tháng giữa thai kỳ: 30 phút trước bữa ăn
+ Ba tháng cuối thai kỳ: 45 phút trước bữa ăn.
Tài liệu tham khảo
Ashley N. Battarbee, Nicole M. Ehrhardt, et al. Practical Tips to Making the Transition from Finger Sticks to Continuous Glucose Monitoring in All Your Pregnant Patients. Medscape website. Published February 24,2023. Accessed March 10,2023.
https://www.medscape.org/viewarticle/988676
Kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ mang thai
Nhiễm trùng tiểu là một trong những biến chứng chu sinh thường gặp, ảnh hưởng đến khoảng 8% phụ nữ mang thai. Nhiễm trùng tiểu có nhiều loại khác nhau, bao gồm nhiễm trùng tiểu không có triệu chứng, viêm bàng quang cấp tính có triệu chứng và viêm thận bể thận. Nhiễm trùng tiểu có thể ảnh hưởng quá trình mang thai, như: tăng tỷ lệ sinh non và thai nhẹ cân. Ngoài ra, viêm bể thận có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho thai phụ như nhiễm khuẩn huyết, đông máu nội mạch lan tỏa và hội chứng suy hô hấp cấp tính. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nhiễm trùng tiểu cho phụ nữ mang thai là rất quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ.
Kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng và viêm bàng quang cấp tính
Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng và viêm bàng quang cấp tính nên được điều trị bằng kháng sinh mục tiêu trong 5-7 ngày. Kháng sinh ban đầu nên tránh lựa chọn amoxicillin và ampicillin do tỷ lệ đề kháng cao với Escherichia coli tại hầu hết các khu vực.
Bảng 1. Kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng và viêm bàng quang cấp tính
Đối với nhiễm trùng tiểu không triệu chứng, chưa đủ bằng chứng khuyến cáo về việc tầm soát lại bệnh sau một đợt điều trị kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, với viêm bàng quang cấp tính, có thể xem xét việc cấy nước tiểu lại sau 1-2 tuần kết thúc điều trị hoặc đánh giá vẫn còn triệu chứng bệnh.
Chưa đủ bằng chứng hướng dẫn quản lý điều trị nhiễm trùng tiểu tái phát trong thai kỳ. Các trường hợp nhiễm trùng tiểu tái phát, cân nhắc sử dụng kháng sinh dự phòng trong khoảng thời gian còn lại của thai kỳ, ưu tiên sử dụng kháng sinh liều thấp một lần mỗi ngày và còn nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh được phân lập.
Kháng sinh điều trị viêm bể thận
Viêm bể thận trong thai kỳ cần bắt đầu điều trị nội trú tại bệnh viện. Lựa chọn kháng sinh ban đầu có khả năng thâm nhập tốt vào nhu mô thận và phù hợp với các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Cân nhắc điều chỉnh chế độ kháng sinh điều trị khi cần thiết dựa theo kết quả cấy nước tiểu và độ nhạy cảm của kháng sinh. Duy trì kháng sinh đường tĩnh mạch cho đến khi triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện. Thời gian điều trị kháng sinh thường khoảng cách 14 ngày.
Tài liệu tham khảo: Urinary Tract Infections in Pregnant Individuals. Obstet Gynecol. 2023;142(2):435-445. doi:10.1097/AOG.0000000000005269
Cảnh giác Dược
ANSM: Nguy cơ gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi sử dụng clorhexidin
Gần đây, ANSM đã ghi nhận sự gia tăng đều đặn về số lượng báo cáo phản ứng dị ứng nghiêm trọng liên quan đến clorhexidin.
Clorhexidin có trong nhiều chế phẩm dùng ngoài hoặc nước súc miệng, dung dịch xịt miệng, viên ngậm, thuốc nhỏ mắt hoặc gel sát trùng đường niệu với vai trò sát khuẩn. Ngoài ra, clorhexidin còn có mặt trong các sản phẩm khác như kem đánh răng và trong một số loại mỹ phẩm (với vai trò là chất bảo quản).
Phản ứng dị ứng sau khi sử dụng clohexidin là hiếm gặp và thường xảy ra trong vòng một giờ, với các triệu chứng như mày đay, phù mặt, khó thở hoặc thậm chí sốc phản vệ. ANSM đưa ra một số biện pháp dự phòng để giảm thiểu nguy cơ gặp phản ứng dị ứng tức thì, nghiêm trọng khi sử dụng clohexidin.
Thông tin dành cho nhân viên y tế
Nếu nghi ngờ hoặc đã xác định bệnh nhân dị ứng với clorhexidin, khuyến cáo sử dụng các chế phẩm khác thay thế.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, có thể lựa chọn povidon-iod, dẫn chất clor (natri hypoclorid) và cồn sát khuẩn thay thế clorhexidin.
Ví dụ:
- Trong các can thiệp ngoại khoa, có thể sử dụng povidon-iod hoặc natri hypoclorid;
- Khi thực hiện các kỹ thuật tiêm truyền hoặc lấy mẫu máu, sử dụng cồn sát khuẩn;
- Khi làm sạch vết thương ngoài da, khuyến cáo bệnh nhân sử dụng xà phòng và nước.
Lưu ý rằng, việc sử dụng các chất sát khuẩn này cũng có liên quan đến nguy cơ dị ứng.
Trong trường hợp xuất hiện phản ứng dị ứng sau các can thiệp ngoại khoa, nên đưa clorhexidin vào xét nghiệm xác định nguyên nhân gây dị ứng.
Nguồn: Actualité - Chlorhexidine : attention au risque de réaction allergique immédiate grave - ANSM (sante.fr)
NEJM: Khí dung amikacin trong dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
Bối cảnh
Sử dụng kháng sinh đường khí dung có thể giúp dự phòng và làm giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm phổi liên quan đến thở máy đến nay vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng.
Phương pháp nghiên cứu
Một thử nghiệm đa trung tâm, mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng được thực hiện trên những bệnh nhân nặng có can thiệp thở máy xâm lấn trong ít nhất 72 giờ. Các bệnh nhân được chỉ định sử dụng amikacin đường khí dung với mức liều 20 mg/kg/ngày theo theo cân nặng lý tưởng (IBW) hoặc giả dược trong vòng 3 ngày. Tiêu chí đánh giá chính là viêm phổi liên quan đến thở máy được ghi nhận đầu tiên trong vòng 28 ngày theo dõi.
Kết quả
Tổng cộng có 850 bệnh nhân được phân nhóm ngẫu nhiên và 847 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu (417 bệnh nhân ở nhóm dùng amikacin và 430 bệnh nhân ở nhóm dùng giả dược). Tuy nhiên, chỉ có 337 bệnh nhân (81%) nhóm amikacin và 335 bệnh nhân (82%) nhóm giả dược được điều trị bằng khí dung trong vòng 3 ngày. Sau 28 ngày theo dõi, viêm phổi liên quan thở máy đã được ghi nhận trên 62 bệnh nhân (15%) nhóm amikacin và 95 bệnh nhân (22%) nhóm giả dược. Sự khác biệt về thời gian trung bình xuất hiện viêm phổi thở máy (RMST - restricted mean survival time) giữa hai nhóm là 1,5 ngày; 95% CI: 0,6 - 2,5; p = 0,004.
Bên cạnh đó, biến chứng nhiễm trùng liên quan đến thở máy được ghi nhận trên 74 bệnh nhân (18%) nhóm amikacin và 111 bệnh nhân (26%) nhóm giả dược (tỷ số nguy cơ HR là 0,66 95%CI: 0,50 - 0,89). Biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm xuất hiện ở 7 bệnh nhân (1,7%) nhóm amikacin và 4 bệnh nhân (0,9%) nhóm giả dược.
Kết luận
Với bệnh nhân có can thiệp thở máy trong ít nhất 3 ngày, đợt điều trị khí dung amikacin trong 3 ngày liên tiếp có thể làm giảm gánh nặng liên quan đến viêm phổi thở máy trong 28 ngày sau đó.
Nguồn: Inhaled Amikacin to Prevent Ventilator-Associated Pneumonia | NEJM
ANSM: Sử dụng thuốc chống động kinh trong thai kỳ và nguy cơ đối với thai nhi
Sau một báo cáo ban đầu được công bố vào năm 2019, ANSM đã tiến hành một đánh giá mới về dữ liệu sử dụng thuốc chống động kinh trong thai kỳ và các nguy cơ chính mà những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng lên thai nhi.
Valproat (và các dẫn chất valpromid, divalproat): loại thuốc chống động kinh có nguy cơ cao nhất khi sử dụng trong thai kỳ
Khi người mẹ sử dụng thuốc trong thai kỳ, valproat gây ra nhiều dị tật nhất cho trẻ, với nguy cơ tăng gấp 4-5 lần (11%) so với khi không sử dụng thuốc. Thuốc cũng gây nguy cơ cao về rối loạn phát triển thần kinh, xuất hiện trên 30 đến 40% trẻ có phơi nhiễm thuốc trong tử cung).
Theo khuyến cáo của ANSM, valproat và các dẫn xuất bị chống chỉ định tuyệt đối trên phụ nữ có thai trong điều trị rối loạn lưỡng cực và tránh sử dụng cho phụ nữ có thai mắc bệnh động kinh, trừ khi không có liệu pháp điều trị thay thế.
Ngoài ra, nguy cơ tiềm ẩn về rối loạn phát triển thần kinh liên quan đến việc người cha sử dụng valproat trong vòng ba tháng trước thụ thai đang được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu đánh giá. Trong thời gian chờ đợi kết luận của đánh giá, ANSM đã gửi một tờ thông tin cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn này đến tất cả các nhân viên y tế có liên quan và thiết kế một tờ cung cấp thông tin dành cho bệnh nhân.
Topiramat: nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh được xác nhận
Nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ phơi nhiễm topiramat trong thai kỳ tăng gấp 2 đến 3 lần (nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ lên đến 6% và nguy cơ mắc bệnh tâm thần đến 8%) so với trẻ sinh ra từ mẹ mắc động kinh không sử dụng thuốc chống động kinh.
Nguy cơ dị tật nghiêm trọng tăng gấp 3 lần so với khi không sử dụng thuốc đã được biết đến từ trước.
Dựa trên những dữ liệu mới này, với mục tiêu giảm nguy cơ của topiramat ở phụ nữ có thai, ANSM đã hạn chế việc kê đơn topiramat của các bác sĩ thần kinh và các bác sĩ nhi khoa, đồng thời yêu cầu ký một giấy xác nhận thông tin có chữ ký hàng năm của bác sĩ kê đơn và bệnh nhân, thuốc chỉ được cấp phát khi giấy xác nhận được gửi cho dược sĩ. ANSM đã đề xuất Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu đánh giá về những dữ liệu mới này.
Carbamazepin: nguy cơ gia tăng nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh
Theo dữ liệu mới hiện có, nguy cơ về các rối loạn phát triển thần kinh có thể tăng đối với trẻ em có phơi nhiễm với carbamazepin so với nhóm trẻ chưa phơi nhiễm với thuốc trước đó.
Nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng của carbamazepin hiện đã được xác định (cao gấp 2 - 3 lần so với quần thể chung).
Để đảm bảo thông tin đầy đủ cho bệnh nhân và giảm số lượng còn quá lớn các phụ nữ có thai sử dụng carbamazepin, năm 2024, bệnh nhân và bác sĩ kê đơn sẽ phải ký vào giấy xác nhận thông tin và gửi cho dược sĩ trước khi có quyết định cấp phát thuốc.
Pregabalin: nguy cơ dị tật đã được xác định
Dữ liệu mới hiện có xác nhận nguy cơ dị tật nghiêm trọng ở trẻ em liên quan đến việc phơi nhiễm với pregabalin trong thai kỳ: nguy cơ này cao gấp gần 1,5 lần so với nhóm quần thể chưa từng tiếp xúc với thuốc này. Nguy cơ này chỉ được nghi ngờ trong báo cáo năm 2019.
Oxcarbazepin: đang đánh giá về khả năng tăng nguy cơ dị tật
Việc đánh giá vẫn đang được tiếp tục tiến hành và cần có các nghiên cứu bổ sung trước khi có thể kết luận về nguy cơ gây dị tật của thuốc.
Các thuốc chống động kinh khác: không thay đổi kết luận năm 2019 sau khi cập nhật dữ liệu mới
Đối với lamotrigin và levetiracetam, các dữ liệu hiện có không đưa ra được bằng chứng về khả năng gây gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng hoặc rối loạn phát triển thần kinh.
Liên quan đến vigabatrin, felbamat, zonisamid và gabapentin, thông tin hiện có không đủ để kết luận về sự gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng hoặc rối loạn phát triển thần kinh.
Liên quan đến (fos)phenytoin, phenobarbital và primidon, việc phơi nhiễm với các thuốc này có nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Liên quan đến nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh, các thông tin hiện có vẫn chưa đầy đủ để kết luận.
Cuối cùng, đối với một số thuốc khác bao gồm: brivaracetam; cannabidiol; cenobamat; eslicarbazepin; ethosuximid; fenfluramin; lacosamid; perampanel; rufinamid và tiagabin, hiện không có thông tin để kết luận về nguy cơ dị tật bẩm sinh và rối loạn phát triển thần kinh của các thuốc này.
Xin nhắc lại, việc thiếu dữ liệu không đồng nghĩa với không có nguy cơ, thông tin này vẫn chưa rõ ràng ở thời điểm hiện tại.
Nguồn: https://ansm.sante.fr/actualites/antiepileptiques-et-grossesse-mieux-connaitre-les-risques-pour-lenfant-a-naitre
KHOA DƯỢC
TỔ DƯỢC LÂM SÀNG & THÔNG TIN THUỐC
|
*********
BAN BIÊN TẬP
1. Ds. Vũ Anh Tuấn 2. Ds. Lục Thị Giang BẢN TIN THÔNG TIN THUỐC SỐ 02 NĂM 2023 Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương 455 Cách Mạng Tháng 8, Phường Phú Cường, Tp.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0274.3836.042 Fax: (0274)3859580 Email: bvpsbinhduong@yahoo.com ************* LƯU HÀNH NỘI BỘ |
Nội dung
|
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ: Báo cáo chi tiết về việc sử dụng Fluoroquinolon ở trẻ em
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra một báo cáo lâm sàng cập nhật về việc sử dụng Fluoroquinolon ở trẻ em, làm rõ dữ liệu từ báo cáo công bố năm 2011 và nêu rõ các chỉ định, phản ứng có hại và thông tin kê đơn thực tế liên quan đến bác sĩ nhi khoa.
“Sử dụng Fluoroquinolon toàn thân và tại chỗ” (The Use of Systemic and Topical Fluoroquinolones), từ Ủy ban AAP về các bệnh truyền nhiễm (http://bit.ly/2e9Pz9J) và đã được xuất bản trong số tháng 11 của tạp chí Nhi khoa.
Fluoroquinolon là nhóm kháng sinh được sử dụng tại chỗ hoặc toàn thân để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Các Fluoroquinolon được kê đơn phổ biến nhất đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt bao gồm:
- Ciprofloxacin, có phổ rộng trên Gram âm;
- Levofloxacin, có phổ trên Gram dương, Gram âm, mycobacteria và vi khuẩn không điển hình;
- Moxifloxacin, có phổ trên vi khuẩn Gram dương, Gram âm, kỵ khí và mycobacteria.
Mặc dù có phổ tác dụng rộng, Fluoroquinolon thường không được kê đơn cho trẻ em.
Dưới đây là những chỉ định hiện tại của Fluoroquinolon được FDA chấp thuận ở trẻ em, thông tin cập nhật liên quan đến tính an toàn và hiệu quả, các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em mà Fluoroquinolon có thể được cân nhắc sử dụng.
Fluoroquinolon bị hạn chế sử dụng ở trẻ em do những lo ngại về sự an toàn. Nếu không có lựa chọn thay thế, đây vẫn là nhóm kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.
Các chỉ định của Ciprofloxacin toàn thân được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ em bao gồm bệnh than qua đường hô hấp, bệnh dịch hạch, nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp và viêm bể thận. Levofloxacin được FDA chấp thuận cho bệnh than và bệnh dịch hạch ở trẻ em.
Việc hạn chế sử dụng ở trẻ em là do lo ngại về phản ứng có hại, chủ yếu dựa trên dự liệu độc tính được quan sát thấy trong các nghiên cứu trên động vật liên quan đến chó con khi sử dụng Quinolon. Độc tính trên khớp dẫn đến tổn thương sụn đã được quan sát thấy ở động vật non, gây ra lo ngại về độc tính tương tự ở trẻ em.
Tuy nhiên, các nghiên cứu nhi khoa đã không chứng minh được sự gia tăng các phản ứng có hại lâu dài trên cơ xương khớp của Fluoroquinolon so với các loại kháng sinh khác, mặc dù đã quan sát thấy sự gia tăng bệnh khớp ngắn hạn tự khỏi sau khi ngừng thuốc. Đứt gân Achilles, một biến chứng hiếm gặp liên quan đến việc sử dụng Fluoroquinolon ở người lớn mắc bệnh mãn tính, chưa được báo cáo ở trẻ em.
Do các báo cáo sau khi đưa ra thị trường về phản ứng có hại của Fluoroquinolon liên quan đến gân, cơ, khớp và các biến cố ở hệ thần kinh trung ương, FDA đã đưa ra cảnh báo đặc biệt (boxed warning) sửa đổi đối với Fluoroquinolon toàn thân vào tháng 7 năm 2016. Cảnh báo cập nhật khuyến cáo hạn chế sử dụng kháng sinh Fluoroquinolon thường quy trong một số bệnh nhiễm trùng không biến chứng, ví dụ: viêm xoang cấp tính, viêm phế quản cấp tính (không nên điều trị bằng kháng sinh nói chung) hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, do nguy cơ phản ứng có hại gây tàn tật.
Fluoroquinolon cũng có liên quan đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và tiêu chảy do Clostridium difficile. Lợi ích của Fluoroquinolon (ví dụ: phổ tác dụng rộng và sinh khả dụng đường uống cao) và nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn tiềm tàng phải được xem xét tại thời điểm kê đơn.
Các chỉ định lâm sàng của Fluoroquinolon có thể được xem xét ở trẻ em
Fluoroquinolon không được chỉ định là liệu pháp toàn thân đầu tay ở trẻ em. Tuy nhiên, trong trường hợp không có lựa chọn thay thế hợp lý do vi khuẩn đa kháng thuốc hoặc khi thuốc kháng sinh đường uống được coi là tối ưu, Fluoroquinolon có thể được xem xét.
Việc sử dụng Levofloxacin có thể được xem xét để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới khi tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng khiến không thể sử dụng liệu pháp tiêu chuẩn như Amoxicillin hoặc khi có liên quan đến vi khuẩn đa kháng thuốc.
Khi không có sẵn kháng sinh thay thế phù hợp với sự đề kháng của vi khuẩn hoặc các lựa chọn về công thức, có thể chọn Ciprofloxacin trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa do Salmonella hoặc Shigella.
Tuy nhiên, do sự gia tăng kháng Fluoroquinolon ở các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nên xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
Việc sử dụng Fluoroquinolon để điều trị đầu tay các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng hoặc viêm bể thận do vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc được chỉ định ở trẻ em trên 1 tuổi nếu không thể sử dụng thuốc không phải Fluoroquinolon dựa trên dữ liệu về độ nhạy cảm hoặc tiền sử dị ứng.
Một số Fluoroquinolon tác dụng tại chỗ được phê duyệt để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn và viêm tai ngoài.
Nhìn chung, Fluoroquinolon tác dụng tại chỗ an toàn và dung nạp tốt.
Thực hành kê đơn Fluoroquinolones cho trẻ em
Khi kê đơn Fluoroquinolon cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên, bác sĩ lâm sàng nên xem xét các rủi ro và lợi ích của việc sử dụng nhóm kháng sinh này với người chăm sóc và bệnh nhân, bao gồm hướng dẫn liên hệ với nhân viên y tế nếu gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm phát ban, tiêu chảy, khớp hoặc đau gân, lú lẫn, tê hoặc ngứa ran tứ chi khi dùng kháng sinh. Fluoroquinolon thường được dung nạp tốt và hiệu quả. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng đây vẫn là nhóm kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiễm trùng ở trẻ em.
Nguồn: https://publications.aap.org/aapnews/news/7040/AAP-report-details-use-of-Fluoroquinolones-in
Cập nhật hướng dẫn của IDSA trong điều trị nhiễm Enterobacterales tiết men Beta-lactamase phổ rộng (Esbl-e)
Khi đã định danh được tác nhân gây bệnh và có kết quả kháng sinh đồ, giữa các kháng sinh có hiệu quả ngang nhau thì cần đánh giá trên các tiêu chí về độ an toàn, chi phí, sự thuận tiện và tính sẵn có của thuốc tại cơ sở y tế để có thể lựa chọn sử dụng kháng sinh phù hợp.
Việc điều trị theo kinh nghiệm nên dựa trên tác nhân gây bệnh nghi ngờ nhất, mức độ nặng của bệnh, nguồn lây nhiễm nghi ngờ và tất cả đặc điểm khác liên quan đến người bệnh (ví dụ: dị ứng penicillin nghiêm trọng, bệnh thận mạn). Khi xác định phương pháp điều trị theo kinh nghiệm cho một người bệnh cụ thể, cũng cần xem xét đến các yếu tố như: (1) các vi khuẩn đã được xác định trên người bệnh trước đó và dữ liệu về độ nhạy của các kháng sinh liên quan trong sáu tháng qua, (2) lịch sử sử dụng kháng sinh trong vòng 30 ngày trước và (3) dữ liệu về độ nhạy của các vi khuẩn có khả năng gây bệnh nhất tại nơi lây nhiễm. Việc điều trị theo kinh nghiệm cần được điều chỉnh khi có kết quả định danh và kết quả kháng sinh đồ của tác nhân gây bệnh.
Về thời gian điều trị và chuyển đổi kháng sinh sang đường uống:
Không có các khuyến nghị về thời gian điều trị, nhưng cần lưu ý rằng thời gian điều trị không khác biệt đối với bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các tác nhân kháng thuốc so với bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các tác nhân nhạy cảm hơn. Kết quả kháng sinh đồ có thể gợi ý rằng việc sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm ban đầu không hiệu quả. Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian điều trị. Ví dụ, ở những bệnh nhiễm trùng nhẹ như viêm bàng quang. Nếu một loại kháng sinh được sử dụng theo kinh nghiệm ban đầu có kết quả cấy không có hoạt tính chống lại tác nhân gây bệnh, nhưng vẫn có sự cải thiện lâm sàng, thì nhìn chung không cần thiết phải cấy lại nước tiểu, thay đổi phác đồ kháng sinh đang sử dụng hoặc kéo dài liệu trình điều trị theo kế hoạch. Tuy nhiên, đối với các mức độ nhiễm trùng khác, nếu kết quả kháng sinh đồ cho thấy kháng sinh đang sử dụng theo kinh nghiệm không có tác dụng, thì nên chuyển đổi kháng sinh phù hợp và hoàn thành đủ liệu trình với kháng sinh mới (kể từ ngày bắt đầu chuyển đổi). Ngoài ra, cần cân nhắc các yếu tố quan trọng khác liên quan đến người bệnh như tình trạng miễn dịch, khả năng kiểm soát nguồn bệnh và tình trạng đáp ứng chung với phương pháp điều trị để xác định thời gian điều trị.
Cuối cùng, bất cứ khi nào có thể, nên xem xét điều trị bằng đường uống, đặc biệt nếu đáp ứng các tiêu chí sau: (1) kháng sinh đường uống có tác dụng trên tác nhân gây bệnh, (2) người bệnh ổn định về mặt huyết động, (3) có các biện pháp kiểm soát nguồn bệnh phù hợp, và (4) không có tình trạng ảnh hưởng sự hấp thu tại ruột.
Khuyến cáo điều trị đối với các chủng vi khuẩn Enterobacterales tiết men beta-lactamase phổ rộng (ESBL-E):
- Nitrofurantoin và Trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX) là những lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm bàng quang không biến chứng do ESBL-E. Ciprofloxacin, levofloxacin và carbapenem là những lựa chọn thay thế. Mặc dù hiệu quả, nhưng việc sử dụng các lựa chọn thay thế này không được khuyến khích khi Nitrofurantoin hoặc TMP-SMX vẫn cho hiệu quả. Liều duy nhất Aminoglycoside và Fosfomycin đường uống (chỉ dành cho E. coli) cũng là phương pháp điều trị thay thế cho bệnh viêm bàng quang không biến chứng do ESBL-E.
- TMP-SMX, Ciprofloxacin hoặc Levofloxacin là những lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm bể thận và các nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng (cUTI) do ESBL-E. Ertapenem, Meropenem và Imipenem-cilastatin là những lựa chọn được ưu tiên khi có tình trạng kháng thuốc hoặc xảy ra độc tính khi sử dụng TMP-SMX hoặc Fluoroquinolones. Aminoglycoside cho một đợt điều trị đầy đủ là một lựa chọn thay thế để điều trị viêm bể thận hoặc cUTI do ESBL-E.
- Đối với các nhiễm trùng ngoài đường tiết niệu do ESBL-E, Meropenem, Imipenem-cilastatin, hoặc Ertapenem vẫn được khuyến cáo là các lựa chọn đầu tay. Đối với bệnh ở mức độ nặng và/hoặc có giảm albumin máu, Meropenem hoặc Imipenem-cilastatin là những carbapenem ưu tiên. Do Ertapenem, khác với Meropenem và Imipenem, có sự gắn kết cao với protein dẫn đến thời gian bán hủy trong huyết thanh tương đối kéo dài. Ở những người bệnh nhân có giảm albumin máu và mức độ bệnh nặng, phần Ertapenem tự do tăng lên dẫn đến giảm đáng kể thời gian bán hủy trong huyết thanh. Một nghiên cứu quan sát trên 279 bệnh nhân nhiễm Enterobacterales có giảm albumin máu (được định nghĩa là albumin huyết thanh <2,5 g/dL) có liên quan đến tỷ lệ tử vong trong 30 ngày cao hơn khoảng năm lần đối với nhóm bệnh nhân dùng Ertapenem so với nhóm dùng Meropenem hoặc Imipenem- cilastatin. Sau khi đạt được đáp ứng lâm sàng với đủ tiêu chí để chuyển kháng sinh đường uống, nên cân nhắc chuyển sang dùng TMP-SMX, Ciprofloxacin hoặc Levofloxacin đường uống nếu kết quả kháng sinh đồ có nhạy. Dữ liệu từ các nghiên cứu quan sát ủng hộ việc sử dụng liệu pháp chuyển đổi kháng sinh đường uống khi đạt được các đáp ứng lâm sàng thích hợp đối với nhiễm trùng máu do Enterobacterales, bao gồm cả những trường hợp do các tác nhân kháng thuốc gây bệnh. Tránh chuyển sang Nitrofurantoin, Fosfomycin, Amoxicillin-clavulanate, Doxycycline hoặc Omadacycline đường uống đối với nhiễm trùng máu gây ra bởi ESBL-E, do thuốc đạt nồng độ thấp/ không đáng tin trong huyết thanh.
Thuốc | Liều dùng |
Amikacin | Viêm bàng quang không biến chứng: 15 mg/kg IV liều duy nhất (Tính theo cân nặng hiệu chỉnh ở trường hợp người bệnh có cân nặng > 120% cân nặng lí tưởng) Viêm bể thận và cUTI: 15 mg/kg IV liều đầu, các liều kế tiếp và khoảng cách liều dựa vào đánh giá dược động học (Sử dụng chỉ khi có theo dõi nồng độ thuốc trong máu). |
Ciprofloxacin | Viêm bàng quang: 400 mg IV mỗi 12 giờ hoặc 500 mg uống mỗi 12 giờ Nhiễm trùng khác: 400 mg IV mỗi 12 giờ hoặc 750 mg uống mỗi 12 giờ. |
Ertapenem | 1 g IV mỗi 24 giờ, truyền 30 phút. |
Fosfomycin | Viêm bàng quang không biến chứng: 3 g uống liều duy nhất. |
Gentamicin | Viêm bàng quang không biến chứng: 5 mg/kg IV liều duy nhất (Tính theo cân nặng hiệu chỉnh ở trường hợp người bệnh có cân nặng > 120% cân nặng lí tưởng) Viêm bể thận và cUTI: 7 mg/kg IV liều đầu, các liều kế tiếp và khoảng cách liều dựa vào đánh giá dược động học (Sử dụng chỉ khi có theo dõi nồng độ thuốc trong máu). |
Imipenem- cilastatin | Viêm bàng quang không biến chứng: 500 mg (tính theo Imipenem) IV mỗi 6 giờ, truyền 30 phút Nhiễm trùng khác: 500 mg (tính theo Imipenem) IV mỗi 6 giờ, truyền kéo dài 3 giờ (nếu có thể và thuốc có độ ổn định phù hợp sau hoàn nguyên. Nếu gặp khó khăn, có thể giữ tốc độ truyền 30 phút). |
Thuốc | Liều dùng |
Levofloxacin | 750 mg IV/ uống mỗi 24 giờ. |
Meropenem | Viêm bàng quang không biến chứng: 1 g IV mỗi 8 giờ, truyền 30 phút Nhiễm trùng khác: 2 g IV mỗi 8 giờ, truyền kéo dài 3 giờ (nếu có thể và thuốc có độ ổn định phù hợp sau hoàn nguyên. Nếu sử dụng 2 lọ 1 g thì sẽ truyền 90 phút/ lọ). |
Nitrofurantoin | Dạng macrocrystal/ monohydrate: 100 mg uống mỗi 12 giờ Hỗn dịch uống: 50 mg uống mỗi 6 giờ |
Tobramycin | Viêm bàng quang: 5 mg/kg IV liều duy nhất (Tính theo cân nặng hiệu chỉnh ở trường hợp người bệnh có cân nặng > 120% cân nặng lí tưởng) Viêm bể thận và cUTI: 7 mg/kg IV liều đầu, các liều kế tiếp và khoảng cách liều dựa vào đánh giá dược động học (Sử dụng chỉ khi có theo dõi nồng độ thuốc trong máu) |
TMP-SMX | Viêm bàng quang: 160 mg (tính theo Trimethoprim) IV/uống mỗi 12 giờ Nhiễm trùng khác: 8-12 mg/kg/ ngày (tính theo Trimethoprim) IV/uống chia mỗi 8-12 giờ (Liều tối đa 960 mg Trimethoprim/ ngày) Theo dõi độc tính của thuốc, đặc biệt khi sử dụng liều cao (buồn nôn/ nôn, tăng kali máu, suy thận…) |
PPI và nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng trên trẻ em
PPI
|
Hiện nay, thuốc ức chế bơm proton (PPI) thường được kê đơn rộng rãi, đặc biệt là trên trẻ em. Trên thực tế, 10% trẻ dưới 1 tuổi được kê đơn PPI (thường do trào ngược dạ dày thực quản - GERD) và tỷ lệ này ngày càng gia tăng trong vài năm gần đây. Thông qua cơ chế thay đổi hệ vi sinh hoặc tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch, nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến sử dụng PPI là đáng kể.
Gần đây, một nghiên cứu của Hệ thống Dữ liệu Y tế Quốc gia Pháp (SNDS) đã ghi nhận: trong số hơn 1,2 triệu trẻ sinh từ năm 2010 đến năm 2018 được điều trị GERD, có hơn 600.000 trẻ được điều trị bằng PPI, thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc kháng acid/alginat. Tỷ lệ nhiễm trùng nghiêm trọng ở quần thể bệnh nhân này là 3:100 người-năm.
Việc sử dụng PPI có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng (tỷ suất nguy cơ (HR) được hiệu chỉnh theo các yếu tố nguy cơ chính: 1,34 [95% CI: 1,32-1,36]), đặc biệt trên đường tiêu hóa (HR 1,52 [1,48-1,55]), tai-mũi-họng, phổi, tiết niệu hoặc thần kinh. Nguy cơ này được ghi nhận cả trên trẻ không có tiền sử sinh non hoặc mắc các bệnh mạn tính. Những kết quả này cùng với kết quả của các nghiên cứu khác cho thấy có sự gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do Salmonella, Campylobacter và Clostridium difficile trong quá trình điều trị bằng PPI.
PPI thường được kê đơn off-label trên quần thể bệnh nhân dưới 1 tuổi. Cần lưu ý rằng, chỉ nên kê đơn PPI cho trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản khó chịu trong thời gian dài.
Nguồn: https://www.chu-toulouse.fr/IMG/pdf/bip_occitanie_no3_2023.pdf
Khuyến cáo về việc sử dụng hợp lý Ketamin
ANSM muốn nhắc lại những nguy cơ khi sử dụng Ketamin và một số biện pháp cần thực hiện, đặc biệt khi sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều trị đau kéo dài hoặc đau mạn tính.
Ketamin là một loại thuốc được chỉ định trong gây mê, đã được sử dụng trong nhiều năm để kiểm soát cơn đau dai dẳng trong chăm sóc giảm nhẹ và cơn đau mạn tính. Ketamin cũng được sử dụng ngoài mục đích y tế do có tính hướng thần.
Hiện nay, một số biến chứng nghiêm trọng do sử dụng Ketamin vẫn được báo cáo thường xuyên bất kể mục đích sử dụng, bao gồm: tổn thương gan nghiêm trọng, tổn thương ống mật và tiết niệu. Các biến chứng này thường là hậu quả của việc sử dụng ketamin kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần, bên cạnh nguy cơ gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc.
Mạng lưới các trung tâm Cảnh giác dược tại Pháp đã nhận thấy có sự gia tăng sử dụng thuốc chứa Ketamin trên toàn thế giới, trong đó có sử dụng kéo dài để điều trị đau mạn tính, bao gồm cả chứng đau cơ xơ hoá (sử dụng off-label). Đồng thời, có sự gia tăng việc tiêu thụ bất hợp pháp ketamin (với mục đích giải trí trong các bữa tiệc hoặc trong quan hệ tình dục). Việc sử dụng ketamin kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần sẽ gây ra nguy cơ tổn thương nghiêm trọng đối với gan và ống mật (viêm gan, ứ mật hoặc viêm đường mật) hoặc viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang kẽ không nhiễm khuẩn), ngoài ra có thể gây ảnh hưởng đến thận (suy thận cấp, thận ứ nước,...).
Ngoài ra, có nhiều các báo cáo về sai sót trong sử dụng thuốc do nhầm lẫn về liều của thuốc chứa ketamin.
Thông tin dành cho nhân viên y tế
Khi kê đơn Ketamin, để giảm nguy cơ tổn thương gan mật và thận tiết niệu, nên:
- Tuân thủ mức liều khuyến cáo và không kê đơn Ketamin trong thời gian dài.
- Thường xuyên theo dõi chức năng gan (transaminase, GGT, phosphatase kiềm và bilirubin), chức năng thận và xét nghiệm tế bào nước tiểu.
- Yêu cầu bệnh nhân theo dõi sự xuất hiện của máu trong nước tiểu hoặc dấu hiệu đau vùng chậu, đây là những triệu chứng cảnh báo tổn thương đường tiết niệu và cần được bác sĩ thăm khám.
- Cân nhắc ngừng điều trị trong trường hợp có rối loạn chức năng gan hoặc thận-tiết niệu và hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần nếu cần thiết.
- Để tránh sai sót về thuốc do nhầm lẫn về liều khi pha dung dịch tiêm truyền, cần đọc kỹ thông tin liên quan đến nồng độ thuốc ghi trên ống tiêm.
Nguồn: Actualité - L’ANSM rappelle le bon usage de la kétamine - ANSM (sante.fr)
Hướng dẫn theo dõi đường huyết liên tục trong thai kỳ
Bệnh lý đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ kết cục bất lợi cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Việc kiểm soát tốt đường huyết trước và trong thời kỳ mang thai giúp làm giảm các nguy cơ gây hại cho người mẹ và cho bé. Theo tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association – ADA) năm 2023, việc theo dõi glucose liên tục (Continuous Glucose Monitoring – CGM) có thể giúp thầy thuốc canh cho đạt nồng độ HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân đái tháo đường. Phụ nữ đang mang thai cần sử dụng thêm thiết bị theo dõi glucose trước và sau bữa ăn. Gần đây, FDA đã phê duyệt sử dụng thiết bị theo dõi glucose liên tục G7 CGM cho phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ.
Sử dụng CGM trong thời kỳ mang thai
Các thiết bị CGM đo nồng độ glucose trong dịch mô kẽ liên tục mỗi 1-5 phút bằng đầu đọc cảm biến, các giá trị glucose được truyền tín hiệu đến điện thoại thông minh hoặc máy thu.
- CGM trong thai kỳ cung cấp các chỉ số glucose cụ thể hơn so với việc tự theo dõi glucose huyết, có thể hướng dẫn bệnh nhân và cho biết rõ mức dao động đường huyết về đêm.
- Khi cần sử dụng thêm thiết bị để theo dõi đường huyết trước và sau bữa ăn, CGM có thể giúp đạt nồng độ HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân đái tháo đường và phụ nữ đang mang thai.
- Các chỉ số glucose bao gồm khoảng thay đổi đường huyết, khoảng thời gian tăng và hạ đường huyết được ghi nhận bằng thiết bị CGM và được trình bày dưới dạng báo cáo hồ sơ đường huyết cấp cứu.
- Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 đang mang thai, ADA khuyến cáo ít nhất 70% thời gian đường huyết trong mục tiêu, ít hơn 4% thời gian đường huyết dưới mục tiêu và ít hơn 25% thời gian đường huyết trên mục tiêu. Mỗi lần tăng 5% thời gian đường huyết trong mục tiêu giúp tăng thêm lợi ích cho cả mẹ và bé.
- Dữ liệu sử dụng CGM trên bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ và đái tháo đường tuýp 2 đang mang thai còn hạn chế, chưa đủ bằng chứng để khuyến cáo thời gian đường huyết trên và dưới mục tiêu; tuy nhiên, nguy cơ hạ đường huyết ở những bệnh nhân này thấp, do đó gợi ý khả năng thời gian đường huyết trong mục tiêu có thể cao hơn.
- Các thiết bị CGM sẵn có bao gồm FreeStyle Libre 2, 3, G6, G7, Guardian Sensor 3 và Eversense E3. Trong đó, G7 là thiết bị duy nhất hiện nay được FDA phê duyệt sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Lưu ý khi sử dụng Insulin, CGM trong thai kỳ và CGM
- Dự đoán các kết quả không đạt mục tiêu và trấn an bệnh nhân.
- Cảnh báo riêng cho bệnh nhân đang sử dụng Insulin giúp họ tránh mệt mỏi.
- Không chỉ sử dụng chỉ số glucose trước và sau bữa ăn 1-2 giờ, cần hướng dẫn bệnh nhân theo dõi chiều mũi tên. Cụ thể như sau:
- Chiều mũi tên thay đổi phụ thuộc nồng độ glucose trong dịch mô kẽ mỗi 15 phút trước và cho phép thống kê tỷ lệ tăng hoặc giảm glucose mỗi 30-60 phút tiếp theo.
- Hoạt động thể chất 10-15 phút sau các bữa ăn – đi bộ mỗi ngày sau các bữa ăn có liên quan đến cải thiện đường huyết sau ăn.
- Thực hiện chế độ ăn kiêng; chọn các loại carbohydrat (chất xơ 3g) và protein tốt; giảm các bữa ăn giàu chất béo.
- Thời điểm dùng Insulin trước bữa ăn : Bởi vì Insulin lại có tác dụng nhanh sau khi tiêm vào cơ thể. Thời gian tiêm và bữa ăn không nên cách nhau quá 15 - 30 phút. Nếu để quá 15-30 phút, lượng đường trong máu có thể sẽ giảm xuống quá thấp và gây ra các triệu chứng hạ đường huyết. Bên cạnh đó, ở những tháng cuối của thai kỳ do sự chuyển hóa glucose chậm hơn, nên thời điêm sử dụng Insulin trước bữa ăn sẽ khác nhau.
+ Ba tháng giữa thai kỳ: 30 phút trước bữa ăn
+ Ba tháng cuối thai kỳ: 45 phút trước bữa ăn.
Tài liệu tham khảo
Ashley N. Battarbee, Nicole M. Ehrhardt, et al. Practical Tips to Making the Transition from Finger Sticks to Continuous Glucose Monitoring in All Your Pregnant Patients. Medscape website. Published February 24,2023. Accessed March 10,2023.
https://www.medscape.org/viewarticle/988676
Kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ mang thai
Nhiễm trùng tiểu là một trong những biến chứng chu sinh thường gặp, ảnh hưởng đến khoảng 8% phụ nữ mang thai. Nhiễm trùng tiểu có nhiều loại khác nhau, bao gồm nhiễm trùng tiểu không có triệu chứng, viêm bàng quang cấp tính có triệu chứng và viêm thận bể thận. Nhiễm trùng tiểu có thể ảnh hưởng quá trình mang thai, như: tăng tỷ lệ sinh non và thai nhẹ cân. Ngoài ra, viêm bể thận có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho thai phụ như nhiễm khuẩn huyết, đông máu nội mạch lan tỏa và hội chứng suy hô hấp cấp tính. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nhiễm trùng tiểu cho phụ nữ mang thai là rất quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ.
Kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng và viêm bàng quang cấp tính
Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng và viêm bàng quang cấp tính nên được điều trị bằng kháng sinh mục tiêu trong 5-7 ngày. Kháng sinh ban đầu nên tránh lựa chọn amoxicillin và ampicillin do tỷ lệ đề kháng cao với Escherichia coli tại hầu hết các khu vực.
Bảng 1. Kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng và viêm bàng quang cấp tính
Kháng sinh | Chế độ liều kháng sinh | Một số lưu ý |
---|---|---|
Nitrofurantoin | Uống 100mg mỗi 12 giờ trong 5-7 ngày | ⁃ Có thể sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất nếu không có sẵn các thuốc thay thế phù hợp ⁃ Tránh dùng để điều trị viêm bể thận do thuốc không đạt nồng độ trị liệu tại thận |
Cephalexin (*) | Uống 250-500mg mỗi 6 giờ trong 5-7 ngày | |
Sulfamethoxazol-trimethoprim | Uống 800/160mg mỗi 12 giờ trong 5-7 ngày | ⁃ Có thể sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất nếu không có sẵn các thuốc thay thế phù hợp ⁃ Khi tỷ lệ đề kháng Sulfamethoxazol-trimethoprim trên 20%, tránh lựa chọn thuốc này như là kháng sinh ban đầu trước khi có kết quả nuôi cấy |
Fosfomycin | Uống 3g liều duy nhất | Tránh dùng để điều trị viêm bể thận do thuốc không đạt nồng độ trị liệu tại thận |
Amoxicillin (*) | ⁃ Uống 500mg mỗi 8 giờ trong 5-7 ngày ⁃ Uống 875mg mỗi 12 giờ trong 5-7 ngày |
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao, tránh lựa chọn thuốc này như là kháng sinh ban đầu trước khi có kết quả nuôi cấy |
Amoxicillin-clavulanat (*) | ⁃ Uống 500mg mỗi 8 giờ trong 5-7 ngày ⁃ Uống 875mg mỗi 12 giờ trong 5-7 ngày |
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao, tránh lựa chọn thuốc này như là kháng sinh ban đầu trước khi có kết quả nuôi cấy |
(*) Đối với bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm betalactam và không phù hợp với các nhóm kháng sinh khác, cần khai thác thêm mức độ phản ứng dị ứng của người bệnh. Nếu nguy cơ sốc phản vệ thấp, kháng sinh nhóm cephalosporin có thể thích hợp để lựa chọn điều trị. Tuy nhiên, những người có nguy cơ sốc phản vệ cao nên lựa chọn phác đồ thay thế. |
Chưa đủ bằng chứng hướng dẫn quản lý điều trị nhiễm trùng tiểu tái phát trong thai kỳ. Các trường hợp nhiễm trùng tiểu tái phát, cân nhắc sử dụng kháng sinh dự phòng trong khoảng thời gian còn lại của thai kỳ, ưu tiên sử dụng kháng sinh liều thấp một lần mỗi ngày và còn nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh được phân lập.
Kháng sinh điều trị viêm bể thận
Viêm bể thận trong thai kỳ cần bắt đầu điều trị nội trú tại bệnh viện. Lựa chọn kháng sinh ban đầu có khả năng thâm nhập tốt vào nhu mô thận và phù hợp với các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Cân nhắc điều chỉnh chế độ kháng sinh điều trị khi cần thiết dựa theo kết quả cấy nước tiểu và độ nhạy cảm của kháng sinh. Duy trì kháng sinh đường tĩnh mạch cho đến khi triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện. Thời gian điều trị kháng sinh thường khoảng cách 14 ngày.
Bảng 2. Kháng sinh điều trị viêm bể thận | |
---|---|
Kháng sinh | Chế độ liều kháng sinh |
Ampicillin + Gentamicin | 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ +1,5mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ 5mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ |
Ceftriaxon | 1g tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ |
Cefepim | 1g tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ |
Aztreonam (phù hợp đối với bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm betalactam) | 1g tiêm tĩnh mạch mỗi 8-12 giờ |
Cảnh giác Dược
ANSM: Nguy cơ gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi sử dụng clorhexidin
Gần đây, ANSM đã ghi nhận sự gia tăng đều đặn về số lượng báo cáo phản ứng dị ứng nghiêm trọng liên quan đến clorhexidin.
Clorhexidin có trong nhiều chế phẩm dùng ngoài hoặc nước súc miệng, dung dịch xịt miệng, viên ngậm, thuốc nhỏ mắt hoặc gel sát trùng đường niệu với vai trò sát khuẩn. Ngoài ra, clorhexidin còn có mặt trong các sản phẩm khác như kem đánh răng và trong một số loại mỹ phẩm (với vai trò là chất bảo quản).
Phản ứng dị ứng sau khi sử dụng clohexidin là hiếm gặp và thường xảy ra trong vòng một giờ, với các triệu chứng như mày đay, phù mặt, khó thở hoặc thậm chí sốc phản vệ. ANSM đưa ra một số biện pháp dự phòng để giảm thiểu nguy cơ gặp phản ứng dị ứng tức thì, nghiêm trọng khi sử dụng clohexidin.
Thông tin dành cho nhân viên y tế
Nếu nghi ngờ hoặc đã xác định bệnh nhân dị ứng với clorhexidin, khuyến cáo sử dụng các chế phẩm khác thay thế.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, có thể lựa chọn povidon-iod, dẫn chất clor (natri hypoclorid) và cồn sát khuẩn thay thế clorhexidin.
Ví dụ:
- Trong các can thiệp ngoại khoa, có thể sử dụng povidon-iod hoặc natri hypoclorid;
- Khi thực hiện các kỹ thuật tiêm truyền hoặc lấy mẫu máu, sử dụng cồn sát khuẩn;
- Khi làm sạch vết thương ngoài da, khuyến cáo bệnh nhân sử dụng xà phòng và nước.
Lưu ý rằng, việc sử dụng các chất sát khuẩn này cũng có liên quan đến nguy cơ dị ứng.
Trong trường hợp xuất hiện phản ứng dị ứng sau các can thiệp ngoại khoa, nên đưa clorhexidin vào xét nghiệm xác định nguyên nhân gây dị ứng.
Nguồn: Actualité - Chlorhexidine : attention au risque de réaction allergique immédiate grave - ANSM (sante.fr)
NEJM: Khí dung amikacin trong dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
Bối cảnh
Sử dụng kháng sinh đường khí dung có thể giúp dự phòng và làm giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm phổi liên quan đến thở máy đến nay vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng.
Phương pháp nghiên cứu
Một thử nghiệm đa trung tâm, mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng được thực hiện trên những bệnh nhân nặng có can thiệp thở máy xâm lấn trong ít nhất 72 giờ. Các bệnh nhân được chỉ định sử dụng amikacin đường khí dung với mức liều 20 mg/kg/ngày theo theo cân nặng lý tưởng (IBW) hoặc giả dược trong vòng 3 ngày. Tiêu chí đánh giá chính là viêm phổi liên quan đến thở máy được ghi nhận đầu tiên trong vòng 28 ngày theo dõi.
Kết quả
Tổng cộng có 850 bệnh nhân được phân nhóm ngẫu nhiên và 847 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu (417 bệnh nhân ở nhóm dùng amikacin và 430 bệnh nhân ở nhóm dùng giả dược). Tuy nhiên, chỉ có 337 bệnh nhân (81%) nhóm amikacin và 335 bệnh nhân (82%) nhóm giả dược được điều trị bằng khí dung trong vòng 3 ngày. Sau 28 ngày theo dõi, viêm phổi liên quan thở máy đã được ghi nhận trên 62 bệnh nhân (15%) nhóm amikacin và 95 bệnh nhân (22%) nhóm giả dược. Sự khác biệt về thời gian trung bình xuất hiện viêm phổi thở máy (RMST - restricted mean survival time) giữa hai nhóm là 1,5 ngày; 95% CI: 0,6 - 2,5; p = 0,004.
Bên cạnh đó, biến chứng nhiễm trùng liên quan đến thở máy được ghi nhận trên 74 bệnh nhân (18%) nhóm amikacin và 111 bệnh nhân (26%) nhóm giả dược (tỷ số nguy cơ HR là 0,66 95%CI: 0,50 - 0,89). Biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm xuất hiện ở 7 bệnh nhân (1,7%) nhóm amikacin và 4 bệnh nhân (0,9%) nhóm giả dược.
Kết luận
Với bệnh nhân có can thiệp thở máy trong ít nhất 3 ngày, đợt điều trị khí dung amikacin trong 3 ngày liên tiếp có thể làm giảm gánh nặng liên quan đến viêm phổi thở máy trong 28 ngày sau đó.
Nguồn: Inhaled Amikacin to Prevent Ventilator-Associated Pneumonia | NEJM
ANSM: Sử dụng thuốc chống động kinh trong thai kỳ và nguy cơ đối với thai nhi
Sau một báo cáo ban đầu được công bố vào năm 2019, ANSM đã tiến hành một đánh giá mới về dữ liệu sử dụng thuốc chống động kinh trong thai kỳ và các nguy cơ chính mà những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng lên thai nhi.
Valproat (và các dẫn chất valpromid, divalproat): loại thuốc chống động kinh có nguy cơ cao nhất khi sử dụng trong thai kỳ
Khi người mẹ sử dụng thuốc trong thai kỳ, valproat gây ra nhiều dị tật nhất cho trẻ, với nguy cơ tăng gấp 4-5 lần (11%) so với khi không sử dụng thuốc. Thuốc cũng gây nguy cơ cao về rối loạn phát triển thần kinh, xuất hiện trên 30 đến 40% trẻ có phơi nhiễm thuốc trong tử cung).
Theo khuyến cáo của ANSM, valproat và các dẫn xuất bị chống chỉ định tuyệt đối trên phụ nữ có thai trong điều trị rối loạn lưỡng cực và tránh sử dụng cho phụ nữ có thai mắc bệnh động kinh, trừ khi không có liệu pháp điều trị thay thế.
Ngoài ra, nguy cơ tiềm ẩn về rối loạn phát triển thần kinh liên quan đến việc người cha sử dụng valproat trong vòng ba tháng trước thụ thai đang được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu đánh giá. Trong thời gian chờ đợi kết luận của đánh giá, ANSM đã gửi một tờ thông tin cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn này đến tất cả các nhân viên y tế có liên quan và thiết kế một tờ cung cấp thông tin dành cho bệnh nhân.
Topiramat: nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh được xác nhận
Nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ phơi nhiễm topiramat trong thai kỳ tăng gấp 2 đến 3 lần (nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ lên đến 6% và nguy cơ mắc bệnh tâm thần đến 8%) so với trẻ sinh ra từ mẹ mắc động kinh không sử dụng thuốc chống động kinh.
Nguy cơ dị tật nghiêm trọng tăng gấp 3 lần so với khi không sử dụng thuốc đã được biết đến từ trước.
Dựa trên những dữ liệu mới này, với mục tiêu giảm nguy cơ của topiramat ở phụ nữ có thai, ANSM đã hạn chế việc kê đơn topiramat của các bác sĩ thần kinh và các bác sĩ nhi khoa, đồng thời yêu cầu ký một giấy xác nhận thông tin có chữ ký hàng năm của bác sĩ kê đơn và bệnh nhân, thuốc chỉ được cấp phát khi giấy xác nhận được gửi cho dược sĩ. ANSM đã đề xuất Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu đánh giá về những dữ liệu mới này.
Carbamazepin: nguy cơ gia tăng nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh
Theo dữ liệu mới hiện có, nguy cơ về các rối loạn phát triển thần kinh có thể tăng đối với trẻ em có phơi nhiễm với carbamazepin so với nhóm trẻ chưa phơi nhiễm với thuốc trước đó.
Nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng của carbamazepin hiện đã được xác định (cao gấp 2 - 3 lần so với quần thể chung).
Để đảm bảo thông tin đầy đủ cho bệnh nhân và giảm số lượng còn quá lớn các phụ nữ có thai sử dụng carbamazepin, năm 2024, bệnh nhân và bác sĩ kê đơn sẽ phải ký vào giấy xác nhận thông tin và gửi cho dược sĩ trước khi có quyết định cấp phát thuốc.
Pregabalin: nguy cơ dị tật đã được xác định
Dữ liệu mới hiện có xác nhận nguy cơ dị tật nghiêm trọng ở trẻ em liên quan đến việc phơi nhiễm với pregabalin trong thai kỳ: nguy cơ này cao gấp gần 1,5 lần so với nhóm quần thể chưa từng tiếp xúc với thuốc này. Nguy cơ này chỉ được nghi ngờ trong báo cáo năm 2019.
Oxcarbazepin: đang đánh giá về khả năng tăng nguy cơ dị tật
Việc đánh giá vẫn đang được tiếp tục tiến hành và cần có các nghiên cứu bổ sung trước khi có thể kết luận về nguy cơ gây dị tật của thuốc.
Các thuốc chống động kinh khác: không thay đổi kết luận năm 2019 sau khi cập nhật dữ liệu mới
Đối với lamotrigin và levetiracetam, các dữ liệu hiện có không đưa ra được bằng chứng về khả năng gây gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng hoặc rối loạn phát triển thần kinh.
Liên quan đến vigabatrin, felbamat, zonisamid và gabapentin, thông tin hiện có không đủ để kết luận về sự gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng hoặc rối loạn phát triển thần kinh.
Liên quan đến (fos)phenytoin, phenobarbital và primidon, việc phơi nhiễm với các thuốc này có nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Liên quan đến nguy cơ rối loạn phát triển thần kinh, các thông tin hiện có vẫn chưa đầy đủ để kết luận.
Cuối cùng, đối với một số thuốc khác bao gồm: brivaracetam; cannabidiol; cenobamat; eslicarbazepin; ethosuximid; fenfluramin; lacosamid; perampanel; rufinamid và tiagabin, hiện không có thông tin để kết luận về nguy cơ dị tật bẩm sinh và rối loạn phát triển thần kinh của các thuốc này.
Xin nhắc lại, việc thiếu dữ liệu không đồng nghĩa với không có nguy cơ, thông tin này vẫn chưa rõ ràng ở thời điểm hiện tại.
Nguồn: https://ansm.sante.fr/actualites/antiepileptiques-et-grossesse-mieux-connaitre-les-risques-pour-lenfant-a-naitre
Bài viết khác
- Thông Tin Thuốc – Tháng 10/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 09/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 08/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 07/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 05/2024
- THÔNG TIN THUỐC THÁNG 4/2024
- THÔNG TIN THUỐC THÁNG 3/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 02/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 01/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 11/2023