Thông Tin Thuốc – Tháng 09/2024

27/09/2024

.

Phân loại mức độ an toàn
của thuốc kháng sinh dành cho phụ nữ có thai
Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy, không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra, và như vậy có thể sẽ phải dùng thuốc kháng sinh. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai, các mẹ nên tham khảo
 
Mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ
1. Mang thai và việc dùng kháng sinh:
a. Sử dụng kháng sinh cho phụ nữ mang thai cần dựa trên yếu tố nào?
Bất kỳ chất nào được đưa vào cơ thể mẹ, đều có nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Có những loại thuốc được đánh giá là rất an toàn cho thai nhi, nhưng cũng có các thuốc khác tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Để đánh giá một loại thuốc kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai hay không, cần dựa trên các yếu tố như: loại kháng sinh cần dùng, mẹ đang mang thai ở tháng thứ mấy, tác dụng phụ của thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng thuốc trong bao lâu.
Vì rủi ro khi dùng kháng sinh cho mẹ bầu khá cao, nên bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi chỉ định việc dùng thuốc cho phụ nữ mang thai.

b. Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Sau đây là một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai, các mẹ có thể tham khảo:
  • Beta-lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin...)
  • Macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin...)
  • Nitrofurantoin: Hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai. Cần tránh dùng trong những tuần cuối của thai kỳ để tránh tan máu ở trẻ sơ sinh.

c. Những thuốc kháng sinh rủi ro cao đối với thai kỳ

Ngoài những kháng sinh nêu trên, các nhóm kháng sinh khác mang lại rủi ro cao cho phụ nữ mang thai trong quá trình sử dụng. Ví dụ:
  • Cyclin (Doxycycline, Tetracycline, Minocyclin): Đặc biệt, Tetracycline có thể khiến em bé mất màu răng, nên không được chỉ định cho thai phụ sử dụng sau khi thai đạt 15 tuần tuổi.
  • Sulfonamid và Trimethoprim: Dùng để chữa nhiễm trùng tiết niệu hay các tình trạng nhiễm trùng khác. Mẹ xử dụng thuốc nầy thì trẻ có thể bị vàng da sau sinh. Nguy cơ dị tật ống thần kinh khi sử dụng Trimethoprim trong 3 tháng đầu.
  • Phenicol (Thiamphenicol, Cloramphenicol): Có thể gây tác dụng phụ như làm suy tủy, giảm bạch cầu, hội chứng xám ở sơ sinh.
  • Quinolon (Ofloxacin, Ciprofloxacin): Có khả năng gây tổn thương thoái hóa sụn và khớp của thai nhi.

d. Các kháng sinh cần thận trọng (cân nhắc dùng cho mẹ bầu)

Trong quá trình mang thai, nếu buộc phải sử dụng kháng sinh, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi chỉ định cho mẹ bầu dùng các thuốc như sau:

  • Rifamycin: Cần tránh sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất liên quan đến nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Acid Nalidixic, Nitrofuran: Không nên dùng trong những tháng cuối thai kỳ do nguy cơ tan máu ở trẻ sơ sinh.
  • Trimethoprim, Metronidazole, Sulfamid: Không sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ vì nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
STT Nhóm thuốc đang sử dụng tại bệnh viện Phân loại theo FDA Lưu ý
AN TOÀN
Beta-lactam
 
1
 
 
 
Penicillins  
B
 Tương tự như Penicillins. Là kháng sinh dự phòng được ưu tiên lựa chọn trong mổ lấy thai
(Cefazolin).
2
 
Cephalosporins
 
B
 
Tuy nhiên, cephalosporins là nhóm kháng sinh có tỷ lệ ADR cao nên khi sử dụng cho PNMT
cần khai thác kỹ tiền sử dùng thuốc BN và nên có hộp thuốc cấp cứu ngay khi dùng.
 
Macrolid
 
3
Azithromycin  
B
Tương tự như Penicillins. Tuy nhiên góc erythromycin estolate có thể gây độc tính trên gan ở PNMT.
4 Erythromycin B  
5 -Clindamycin B  
CÂN NHẮC
6 Metronidazol               B Tránh dùng 3 tháng đầu thai kỳ
Quinolon
 
7
Ciprofloxacin C  
8
 
Levofloxacin
 
C  
9 Ofloxacin C  
KHÔNG AN TOÀN
Cyclin
 
10
Tetracyclin  
D
Tetracyclin gây ra những bất thường trên xương và răng ở trẻ.
11 Doxycyclin D  
Aminoglycosid
 
12
Gentamicin D  
13 Tobramycin D  
14 Sulfamethoxazol/ Trimethoprim C  
 
Phân loại an toàn của thuốc cho phụ nữ có thai theo FDA
Phân loại Định nghĩa
A Các nghiên cứu có đối chứng trên người cho thấy không có nguy cơ cho bào thai
B Không có nghiên cứu đối chứng được tiến hành trên người. Nghiên cứu trên động vật không có nguy cơ đối với bào thai.
C Chưa có nghiên cứu đối chứng được tiến hành trên người và động vật
D Có chứng cứ về nguy cơ trên bào thai người. Tuy nhiên, có thể lợi ích vượt trội so với nguy cơ trong một số trường hợp
X Nghiên cứu đối chứng trên người và động vật cho thấy bất thường trên bào thai. Nguy cơ trên thai kỳ vượt trội hơn bất kỳ lợi ích.
2. Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai cần lưu ý những gì?
Không thể phủ nhận những lợi ích trong điều trị bệnh do kháng sinh mang lại nhưng chỉ khi nào thực sự cần thiết thì chúng ta mới nên dùng kháng sinh. Nhất là đối với đối tượng mẹ bầu cần phải lưu ý những điều sau đây:
  • Thuốc kháng sinh tiềm ẩn các tác dụng phụ đối với cả mẹ và bé, ví dụ như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, dị tật bẩm sinh, sảy thai. Bên cạnh đó ngoài các loại vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh còn có thể vô tình loại bỏ cả những lợi khuẩn trong cơ thể, từ đó gây suy giảm khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch trước các tác nhân có hại khác;
  • Nguy cơ kháng kháng sinh: nếu lạm dụng các loại thuốc kháng sinh có thể tạo cơ hội để vi khuẩn tiến hóa, rèn luyện sức chịu đựng trước các tác động của kháng sinh. Theo thời gian những loại vi khuẩn này sẽ trở lên lờn thuốc, “trơ lì” đối với thuốc. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu bệnh nhân kháng tất cả các loại kháng sinh thì ngay đến cả nhiễm trùng nhỏ nhất cũng không có thuốc điều trị. Đây được coi là hiện trạng đáng lo ngại trên toàn thế giới khi mà tỷ lệ người dân kháng kháng sinh ngày một gia tăng, trong khi phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới có thể phát minh ra loại thuốc kháng sinh mới.
Khi mang thai nếu có dấu hiệu bị bệnh mẹ bầu nên đi khám để được chỉ định loại thuốc phù hợp             
Trên thực tế sẽ không có người mẹ nào muốn bản thân phải sử dụng kháng sinh trong giai đoạn mang thai bởi vì những nguy cơ do việc dùng thuốc mang lại đối với em bé. Tuy nhiên nếu chẳng may mắc phải bệnh lý nhiễm trùng nào đó trong thời kỳ này thì các mẹ bầu vẫn phải cần dùng tới nhóm thuốc này. Khi có biểu hiện bất thường thì các mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa sản chẩn đoán và chỉ định cho dùng thuốc. Tuyệt đối các mẹ không được tự ý dùng thuốc để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.     
Kết luận
•      Khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng kháng sinh hợp lý trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
•      Nhấn mạnh vai trò của tư vấn và theo dõi y tế chặt chẽ khi sử dụng kháng sinh cho phụ nữ có thai.
•      Kêu gọi phụ nữ mang thai không tự ý sử dụng kháng sinh mà cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.                                                                               
                                                                                      
Đơn vị thông tin thuốc
Tài liệu tham khảo
  1. Christof Schaefer_ P W J Peters_ Richard K Miller, Drugs during pregnancy and lactation-treatment options and risk assessment
  2. Cơ sở dữ liệu Uptodate – truy cập ngày 14/11/2022
  3. Dược thư Quốc gia Việt Nam – 2018
  4. Sanford Guide to Antimicrobial Therapy