Thông Tin Thuốc – Tháng 02/2024
29/02/2024Vắc xin phòng ngừa cúm và thai kỳ
Tại sao phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm?
Cúm có nhiều khả năng gây bệnh khiến cho phụ nữ mang thai phải nhập viện hơn so với những người trong độ tuổi sinh sản không mang thai. Cúm cũng có thể ảnh hưởng đến em bé đang phát triển. Một dấu hiệu cúm thông thường như sốt, có liên quan đến dị tật ống thần kinh và các kết cục bất lợi khác đối với trẻ trong một số nghiên cứu. Tiêm vắc xin khi đang mang thai cũng có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh (vì kháng thể được truyền từ mẹ sang con). Những người tiêm vắc xin cúm khi đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng tạo được các kháng thể phòng bệnh cúm và truyền cho con qua sữa mẹ.
Vắc xin cúm là cách bảo vệ tốt nhất phòng bệnh cúm
Sử dụng vắc xin cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để phòng bệnh cúm. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm hơn là dùng vắc xin cúm dạng xịt mũi. Tiêm phòng cúm khi mang thai giúp bảo vệ cả ba mẹ và em bé khỏi bệnh cúm. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng trong các mùa cúm 2010–2011 và 2011–2012, việc tiêm phòng đã làm giảm tới một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính liên quan đến cúm ở phụ nữ mang thai. Kết quả này phù hợp với hiệu quả ước tính của vắc xin cúm ở nhóm người lớn từ 18-64 tuổi. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng tiêm phòng cúm giúp phụ nữ mang thai giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm. Những người mang thai tiêm vắc xin cúm cũng bảo vệ con họ khỏi bệnh cúm và nhập viện liên quan đến cúm trong vài tháng đầu sau khi sinh, khi trẻ còn quá nhỏ để tiêm vắc xin.
Vắc xin cúm có thể được tiêm trong bất kỳ tam cá nguyệt nào của thai kỳ. Tháng 9 và tháng 10 thường là thời điểm tốt để tiêm phòng hàng năm. Việc tiêm chủng sớm hơn (ví dụ vào tháng 7 hoặc tháng 8) có thể được xem xét cho những người đang mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba.
Tiêm phòng cúm có gây sảy thai không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêm phòng cúm khi mang thai không có nguy cơ sảy thai tự nhiên cao hơn. Một trong những nghiên cứu này được thực hiện bằng cách liên kết dữ liệu an toàn vắc xin (VSD) của CDC. Nghiên cứu bao gồm ba mùa cúm (2012-2013, 2013-2014, 2014-2015) nhằm tìm bất kỳ nguy cơ sảy thai gia tăng nào ở những người mang thai được tiêm vắc xin cúm trong thời kỳ mang thai. Nghiên cứu cho thấy không tăng nguy cơ sảy thai sau khi tiêm phòng cúm trong thai kỳ. Nghiên cứu này được thực hiện như một sự tiếp nối của một nghiên cứu nhỏ trước đó. Nghiên cứu trước đây đã kiểm tra dữ liệu từ mùa cúm 2010-2011 và 2011-2012 và xác định mối liên quan giữa tiêm phòng cúm sớm trong thai kỳ và sảy thai tự nhiên, đặc biệt ở những người đã tiêm vắc xin cúm trong mùa cúm trước đó. Tuy nhiên, nghiên cứu nhỏ có một số hạn chế như cỡ mẫu nhỏ, có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Nghiên cứu nhỏ này là phân tích duy nhất cho thấy mối liên hệ đó; không có nghiên cứu nào khác cho thấy tăng nguy cơ sảy thai sau khi tiêm phòng cúm. Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP), Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin cúm trong bất kỳ tam cá nguyệt nào của thai kỳ vì cúm gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và vắc xin cúm có thể phòng ngừa mức độ nặng của bệnh, bao gồm cả việc nhập viện, trong khi mang thai.
Những tác dụng phụ nào gặp phải khi tiêm phòng cúm ở phụ nữ mang thai?
Các tác dụng phụ phổ biến nhất mà phụ nữ mang thai gặp phải cũng giống như những tác dụng phụ mà người khác gặp phải. Chúng thường nhẹ và bao gồm:
Ai không nên tiêm phòng cúm?
Bất kỳ ai bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần nào của một loại vắc xin cụ thể (trừ protein trứng) thì không nên tiêm vắc xin đó. Những người đã từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng với liều vắc xin cúm trước đó cũng không nên tiêm vắc xin, tuỳ thuộc loại vắc xin cúm gây ra phản ứng dị ứng. Điều quan trọng là phải cung cấp thông tin về các dị ứng mà bạn đã mắc phải (chẳng hạn như dị ứng với thuốc hoặc vắc xin và các bệnh dị ứng khác) cho nhân viên y tế.
Bà bầu bị dị ứng trứng có tiêm phòng được không?
Phụ nữ mang thai bị dị ứng trứng ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào đều có thể tiêm phòng cúm phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Không nên sử dụng vắc xin cúm dạng xịt mũi (LAIV4) trong thời kỳ mang thai. Trước đây, người ta khuyến cáo những người bị dị ứng nặng với trứng (những người có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài phát ban khi phơi nhiễm với trứng) nên tiêm chủng tại cơ sở y tế nội trú hoặc ngoại trú. Bắt đầu từ năm 2023-2024, các biện pháp an toàn bổ sung không còn được khuyến cáo đối với việc tiêm phòng cúm cho những người bị dị ứng với trứng đối với bất kỳ loại vắc xin nào, bất kể mức độ nghiêm trọng của phản ứng trước đó với trứng. Tất cả các loại vắc xin nên được tiêm ở những nơi có thể nhận biết và điều trị nhanh chóng các phản ứng dị ứng.
Hiệu quả của vắc xin
Hiệu quả của vắc xin cúm có thể khác nhau. Khả năng bảo vệ của vắc xin cúm thay đổi theo từng mùa và phụ thuộc một phần vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm vắc xin cũng như sự tương đồng hoặc “phù hợp” giữa vi rút trong vắc xin và vi rút đang lưu hành. Trong những năm vắc xin cúm tương đồng, có thể thấy được lợi ích đáng kể từ việc tiêm phòng cúm về mặt phòng ngừa bệnh cúm và các biến chứng. Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm phòng cúm sẽ vẫn khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của người được tiêm phòng (ví dụ: sức khỏe và tuổi tác), loại vi rút cúm đang lưu hành trong mùa đó và có thể là loại vắc xin cúm đã được sử dụng.
Phụ nữ mang thai có nên chủng ngừa vắc xin cúm không chứa Thimerosal?
Thimerosal là chất bảo quản có gốc Ethyl thủy ngân được sử dụng trong các loại vắc xin đa liều để ngăn ngừa vi trùng, vi khuẩn và/hoặc nấm làm nhiễm bẩn vắc xin.
Các nghiên cứu cho thấy một lượng nhỏ Thimerosal trong vắc xin không gây hại. Hiện cũng đã có vắc xin cúm không chứa Thimerosal dành cho những người muốn tránh Thimerosal.
Phụ nữ đang cho con bú có thể chủng ngừa cúm không?
Phụ nữ đang cho con bú nên tiêm vắc xin cúm hàng năm để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm. Tiêm vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và lây bệnh cúm sang con, do đó cũng bảo vệ con họ khỏi bệnh cúm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi vì chúng còn quá nhỏ để có thể tiêm vắc xin cúm. Những người tiêm vắc xin cúm khi đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng tạo được các kháng thể phòng bệnh cúm và truyền cho con qua sữa mẹ.
Tài liệu tham khảo:
https://www.cdc.gov/flu/highrisk/qa_vacpregnant.htm (27/12/2023)
https://www.cdc.gov/flu/prevent/thimerosal.htm (27/12/2023)
Đơn vị thông tin thuốc
Cúm có nhiều khả năng gây bệnh khiến cho phụ nữ mang thai phải nhập viện hơn so với những người trong độ tuổi sinh sản không mang thai. Cúm cũng có thể ảnh hưởng đến em bé đang phát triển. Một dấu hiệu cúm thông thường như sốt, có liên quan đến dị tật ống thần kinh và các kết cục bất lợi khác đối với trẻ trong một số nghiên cứu. Tiêm vắc xin khi đang mang thai cũng có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh (vì kháng thể được truyền từ mẹ sang con). Những người tiêm vắc xin cúm khi đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng tạo được các kháng thể phòng bệnh cúm và truyền cho con qua sữa mẹ.
Vắc xin cúm là cách bảo vệ tốt nhất phòng bệnh cúm
Sử dụng vắc xin cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để phòng bệnh cúm. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm hơn là dùng vắc xin cúm dạng xịt mũi. Tiêm phòng cúm khi mang thai giúp bảo vệ cả ba mẹ và em bé khỏi bệnh cúm. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng trong các mùa cúm 2010–2011 và 2011–2012, việc tiêm phòng đã làm giảm tới một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính liên quan đến cúm ở phụ nữ mang thai. Kết quả này phù hợp với hiệu quả ước tính của vắc xin cúm ở nhóm người lớn từ 18-64 tuổi. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng tiêm phòng cúm giúp phụ nữ mang thai giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm. Những người mang thai tiêm vắc xin cúm cũng bảo vệ con họ khỏi bệnh cúm và nhập viện liên quan đến cúm trong vài tháng đầu sau khi sinh, khi trẻ còn quá nhỏ để tiêm vắc xin.
Vắc xin cúm có thể được tiêm trong bất kỳ tam cá nguyệt nào của thai kỳ. Tháng 9 và tháng 10 thường là thời điểm tốt để tiêm phòng hàng năm. Việc tiêm chủng sớm hơn (ví dụ vào tháng 7 hoặc tháng 8) có thể được xem xét cho những người đang mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba.
Tiêm phòng cúm có gây sảy thai không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêm phòng cúm khi mang thai không có nguy cơ sảy thai tự nhiên cao hơn. Một trong những nghiên cứu này được thực hiện bằng cách liên kết dữ liệu an toàn vắc xin (VSD) của CDC. Nghiên cứu bao gồm ba mùa cúm (2012-2013, 2013-2014, 2014-2015) nhằm tìm bất kỳ nguy cơ sảy thai gia tăng nào ở những người mang thai được tiêm vắc xin cúm trong thời kỳ mang thai. Nghiên cứu cho thấy không tăng nguy cơ sảy thai sau khi tiêm phòng cúm trong thai kỳ. Nghiên cứu này được thực hiện như một sự tiếp nối của một nghiên cứu nhỏ trước đó. Nghiên cứu trước đây đã kiểm tra dữ liệu từ mùa cúm 2010-2011 và 2011-2012 và xác định mối liên quan giữa tiêm phòng cúm sớm trong thai kỳ và sảy thai tự nhiên, đặc biệt ở những người đã tiêm vắc xin cúm trong mùa cúm trước đó. Tuy nhiên, nghiên cứu nhỏ có một số hạn chế như cỡ mẫu nhỏ, có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Nghiên cứu nhỏ này là phân tích duy nhất cho thấy mối liên hệ đó; không có nghiên cứu nào khác cho thấy tăng nguy cơ sảy thai sau khi tiêm phòng cúm. Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP), Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin cúm trong bất kỳ tam cá nguyệt nào của thai kỳ vì cúm gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và vắc xin cúm có thể phòng ngừa mức độ nặng của bệnh, bao gồm cả việc nhập viện, trong khi mang thai.
Những tác dụng phụ nào gặp phải khi tiêm phòng cúm ở phụ nữ mang thai?
Các tác dụng phụ phổ biến nhất mà phụ nữ mang thai gặp phải cũng giống như những tác dụng phụ mà người khác gặp phải. Chúng thường nhẹ và bao gồm:
- Đau nhức, tấy đỏ và/hoặc sưng sau khi tiêm
- Đau đầu
- Sốt
- Đau cơ
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
Ai không nên tiêm phòng cúm?
Bất kỳ ai bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần nào của một loại vắc xin cụ thể (trừ protein trứng) thì không nên tiêm vắc xin đó. Những người đã từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng với liều vắc xin cúm trước đó cũng không nên tiêm vắc xin, tuỳ thuộc loại vắc xin cúm gây ra phản ứng dị ứng. Điều quan trọng là phải cung cấp thông tin về các dị ứng mà bạn đã mắc phải (chẳng hạn như dị ứng với thuốc hoặc vắc xin và các bệnh dị ứng khác) cho nhân viên y tế.
Bà bầu bị dị ứng trứng có tiêm phòng được không?
Phụ nữ mang thai bị dị ứng trứng ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào đều có thể tiêm phòng cúm phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Không nên sử dụng vắc xin cúm dạng xịt mũi (LAIV4) trong thời kỳ mang thai. Trước đây, người ta khuyến cáo những người bị dị ứng nặng với trứng (những người có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài phát ban khi phơi nhiễm với trứng) nên tiêm chủng tại cơ sở y tế nội trú hoặc ngoại trú. Bắt đầu từ năm 2023-2024, các biện pháp an toàn bổ sung không còn được khuyến cáo đối với việc tiêm phòng cúm cho những người bị dị ứng với trứng đối với bất kỳ loại vắc xin nào, bất kể mức độ nghiêm trọng của phản ứng trước đó với trứng. Tất cả các loại vắc xin nên được tiêm ở những nơi có thể nhận biết và điều trị nhanh chóng các phản ứng dị ứng.
Hiệu quả của vắc xin
Hiệu quả của vắc xin cúm có thể khác nhau. Khả năng bảo vệ của vắc xin cúm thay đổi theo từng mùa và phụ thuộc một phần vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm vắc xin cũng như sự tương đồng hoặc “phù hợp” giữa vi rút trong vắc xin và vi rút đang lưu hành. Trong những năm vắc xin cúm tương đồng, có thể thấy được lợi ích đáng kể từ việc tiêm phòng cúm về mặt phòng ngừa bệnh cúm và các biến chứng. Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm phòng cúm sẽ vẫn khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của người được tiêm phòng (ví dụ: sức khỏe và tuổi tác), loại vi rút cúm đang lưu hành trong mùa đó và có thể là loại vắc xin cúm đã được sử dụng.
Phụ nữ mang thai có nên chủng ngừa vắc xin cúm không chứa Thimerosal?
Thimerosal là chất bảo quản có gốc Ethyl thủy ngân được sử dụng trong các loại vắc xin đa liều để ngăn ngừa vi trùng, vi khuẩn và/hoặc nấm làm nhiễm bẩn vắc xin.
Các nghiên cứu cho thấy một lượng nhỏ Thimerosal trong vắc xin không gây hại. Hiện cũng đã có vắc xin cúm không chứa Thimerosal dành cho những người muốn tránh Thimerosal.
Phụ nữ đang cho con bú có thể chủng ngừa cúm không?
Phụ nữ đang cho con bú nên tiêm vắc xin cúm hàng năm để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm. Tiêm vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và lây bệnh cúm sang con, do đó cũng bảo vệ con họ khỏi bệnh cúm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi vì chúng còn quá nhỏ để có thể tiêm vắc xin cúm. Những người tiêm vắc xin cúm khi đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng tạo được các kháng thể phòng bệnh cúm và truyền cho con qua sữa mẹ.
Tài liệu tham khảo:
https://www.cdc.gov/flu/highrisk/qa_vacpregnant.htm (27/12/2023)
https://www.cdc.gov/flu/prevent/thimerosal.htm (27/12/2023)
Đơn vị thông tin thuốc
Tags
thông tin thuốc thong tin thuoc Thông Tin Thuốc – Tháng 02/2024 thong tin thuoc ?? thang 02 2024
Bài viết khác
- Thông Tin Thuốc – Tháng 10/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 09/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 08/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 07/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 05/2024
- THÔNG TIN THUỐC THÁNG 4/2024
- THÔNG TIN THUỐC THÁNG 3/2024
- Thông Tin Thuốc – Tháng 01/2024
- Thông tin thuốc - Tháng 12/2023
- Thông Tin Thuốc – Tháng 11/2023