TẮC TIA SỮA Ở BÀ MẸ VÀ CÁCH MASSAGE THÔNG TẮC
26/04/2022Tắc sữa là tình trạng thường xảy ra vào thời kỳ cho con bú do ống dẫn sữa không thông, làm cho dòng sữa không thể chảy ra ngoài, khiến bầu ngực mẹ căng cứng sưng to, đau nhức, nếu kéo dài sẽ gây sốt cao và có thể để lại các biến chứng nguy hiểm. Vậy massage, chườm nóng có hết tắc sữa hoàn toàn không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây tắc sữa.
Tắc sữa là hiện tượng khá phổ biến ở những bà mẹ sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm. Biểu hiện của bệnh tắc sữa là hai vú cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao. Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bà mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.
Cấu tạo tuyến sữa.
Nguyên nhân gây tắc sữa:
- Người mẹ không cho trẻ bú sớm và thường xuyên. Sữa tiết ra trong những ngày đầu sau sinh là sữa non do vậy thường đặc và sánh, nếu không cho trẻ bú sớm để giải phóng sẽ ứ đọng lại gây tắc sữa.
- Không vắt hết sữa thừa sau khi trẻ bú hoặc vắt sữa không đúng cách, mẹ mặc áo ngực quá chật,...
- Nhiễm khuẩn, vi khuẩn thường xâm nhập từ ngoài vào thông qua đầu vú và hệ thống ống tuyến vú do người mẹ vệ sinh đầu vú không tốt trong thời kỳ cho con bú. Hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ bị hẹp gây cản trở sữa thoát ra ngoài dẫn đến tắc sữa.
- Bà mẹ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý,... cũng làm tăng nguy cơ tắc sữa.
- Sau khi sinh ở nhiều sản phụ: không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh, không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa dẫn đến tắc sữa, mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông. Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch,.
2. Dấu hiệu bị tắc sữa
- Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc sữa là hai bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần kèm theo đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra.
- Có cảm giác sốt, đau tăng lên khi sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong.
- Khi vào vị trí tắc sữa sẽ thấy có những khối tròn bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.
- Sữa không chảy ra được khi cho trẻ bú hoặc khi hút, nặn.
- Ngoài ra, sản phụ có thể xuất hiện các biểu hiện khác như: Mệt mỏi, nhức đầu, sốt cao,...
- Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài.
3. Điều trị tắc tia sữa: phương pháp Massage ngực
Tags
sức khỏe và đời sống suc khoe va doi song TẮC TIA SỮA Ở BÀ MẸ VÀ CÁCH MASSA THÔNG TẮC tac tia sua o ba me va cach massa thong tac
Bài viết khác
- XÉT NGHIỆM TRONG CHỈ ĐIỂM UNG THƯ VÚ
- U XƠ - CƠ TỬ CUNG
- LỢI ÍCH CỦA CẮT RỐN CHẬM VÀ DA KỀ DA
- Phụ nữ mang thai có sử dụng nước muối natri clorid 0.9% được không ?
- Phụ nữ mang thai có sử dụng nước muối natri clorid 0.9% được không ?
- KHÁM THAI: CÁC XÉT NGHIỆM THỰC HIỆN THƯỜNG QUI
- HẠ KALI MÁU: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
- MÃN KINH SỚM
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
- GIẢM ĐAU VÀ CHĂM SÓC SAU SINH MỔ