MÃN KINH SỚM
17/08/2023.
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM
Mãn kinh là khi xuất hiện những lần ra máu kinh cuối cùng. Thông thường mãn kinh xảy ra khi phụ nữ bước vào giai đoạn cuối năm 40 tuổi hay đầu năm 50 tuổi. Thuật ngữ mãn kinh sớm (hay suy buồng trứng sớm) được định nghĩa là khi mãn kinh xảy ra ở phụ nữ trước tuổi 40. Suy buồng trứng sớm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi và ở nhiều hình thức khác nhau. Nếu suy buồng trứng sớm xảy ra trước tuổi dậy thì, các đặc điểm sinh dục thứ phát của người nữ sẽ kém phát triển và chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xuất hiện. Còn nếu xảy ra sau tuổi dậy thì, người nữ sẽ có tình trạng vô kinh và hiếm muộn.
TỈ LỆ MÃN KINH SỚM
Khoảng 3% phụ nữ xuất hiện mãn kinh trước tuổi 40. Mãn kinh (Suy buồng trứng) sớm gặp trong 10% các trường hợp vô kinh và chiếm 1% các nguyên nhân gây vô sinh.
NGUYÊN NHÂN CỦA MÃN KINH SỚM
Rất nhiều trường hợp bệnh không tìm ra được nguyên nhân, tuy nhiên có một vài nguyên nhân được biết đến như sau:
Bẩm sinh, nếu buồng trứng không phát triển và không có từ lúc sanh.
Bất thường nhiễm sắc thể, như hội chứng Turner(buồng trứng chỉ có vài nang trứng)
Di truyền: tăng tỉ lệ thoái hoá trứng làm cho buồng trứng không còn trứng trước khi người nữ đến tuổi trung niên.Tỉ lệ suy buồng trứng sớm di truyền thay đổi từ 4% đến 30% . Nguy cơ của một người nữ liên quan đến suy buồng trứng sớm có thể rất cao là 100% nếu trong gia đình có người bị suy buồng trứng sớm, và chỉ 1% trong các trường hợp đơn lẻ.
Kháng thể kháng buồng trứng
Buồng trứng bị tổn thương bởi nhiễm trùng(như bệnh quai bị) hay do điều trị ung thư(như hoá trị hay xạ trị). Tỉ lệ nhóm sau ngày càng tăng do có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị giúp kéo dài cuộc sống của bệnh nhân bị ung thư.
Phẩu thuật cắt bỏ buồng trứng do ung thư hay các nguyên nhân khác.
LỰA CHỌN NÀO CHO BỆNH NHÂN SUY BUỒNG TRỨNG SỚM?
Hiện tại, chỉ bằng cách xin trứng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm(IVF) thì bệnh nhân suy buồng trứng mới có cơ hội có thai.
Trên thế giới, có vài trung tâm điều trị hiếm muộn đề nghị thực hiện đông và trữ đông mô buồng trứng của người nữ có người thân bị suy buồng trứng sớm. Mục tiêu là khôi phục lại chức năng buồng trứng bằng phẫu thuật ghép mô buồng trứng. Mặc dù kỹ thuật ghép mô còn trong giai đoạn thực nghiệm, nhưng đã có trường hợp ghép mô thành công. Bedaiwy và cộng sự(2008) báo cáo chức năng buồng trứng hồi phục sau 120 ngày. Hơn nữa đã có 6 trường hợp có thai. Anderson và cộng sự(2008) mô tả 6 phụ nữ(tuổi từ 26-35) đông toàn bộ buồng trứng trước khi điều trị ung thư. Sau thời gian trữ đông từ 17 đến 32 tháng, thực hiện phẩu thuật ghép buồng trứng. Tất cả các trường hợp đều có chu kỳ kinh nguyệt trở lại trong vòng 20 tuần sau phẩu thuật ghép buồng trứng. Bốn trong sáu phụ nữ có thai sau khi thực hiện hỗ trợ sinh sản: có hai phụ nữ sanh con khoẻ mạnh, một phụ nữ bị xẩy thai.
Thực hiện IVF với trứng hiến và chuyển nhân là một phương pháp điều trị trong tương lai. Bằng cách thay thế nhân trong trứng của người hiến bằng nhân lấy từ tế bào da của người mẹ. Trứng này sẽ được thụ tinh với tinh trùng người chồng và kết quả là phôi sẽ được chuyển vào buồng tử cung người nhận
Sử dụng phôi hiến là một lựa chọn nếu người nam cũng có nguyên nhân gây vô sinh.
Bài viết khác
- XÉT NGHIỆM TRONG CHỈ ĐIỂM UNG THƯ VÚ
- U XƠ - CƠ TỬ CUNG
- LỢI ÍCH CỦA CẮT RỐN CHẬM VÀ DA KỀ DA
- Phụ nữ mang thai có sử dụng nước muối natri clorid 0.9% được không ?
- Phụ nữ mang thai có sử dụng nước muối natri clorid 0.9% được không ?
- KHÁM THAI: CÁC XÉT NGHIỆM THỰC HIỆN THƯỜNG QUI
- HẠ KALI MÁU: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
- GIẢM ĐAU VÀ CHĂM SÓC SAU SINH MỔ
- TẮC TIA SỮA Ở BÀ MẸ VÀ CÁCH MASSAGE THÔNG TẮC