MỘT ĐIỀU DƯỠNG VIÊN GIỎI NGHỀ
30/06/2017Lòng yêu nghề yêu trẻ, nhiệt tình và tâm huyết với công việc của chị Tư được lãnh đạo và đồng nghiệp đánh giá cao. Chị đã từng nhận được nhiều bằng khen giấy khen của bệnh viện và tổ chức công đoàn, Quý đầu năm 2017 chị được Ban chỉ đạo “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh” bình chọn là “Người tốt việc tốt” của bệnh viện.
“THÓI QUEN QUAN SÁT VÀ SỰ YÊU THƯƠNG BỌN TRẺ GIÚP TÔI THÀNH CÔNG VỚI NGHỀ”
Đó là tâm sự của điều dưỡng viên Võ Thị Gái Tư, nhân viên khoa Nhi bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương khi trải lòng với chúng tôi về nghề điều dưỡng viên nhi khoa khó nhọc của mình. Sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo thuộc xã An Phú, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh chị sớm mang tấm lòng trắc ẩn thương người, đặc biệt là thương lũ trẻ quê mình. Mặc cho bạn bè, người thân can ngăn và chị cũng biết là sẽ vất vả, nhưng tình thương ấy vẫn thúc đẩy chị quyết tâm theo học nghề điều dưỡng y. Rồi ước mơ ấy cũng trở thành hiện thực, cuối năm 2010 chị tốt nghiệp khóa điều dưỡng tại trường Cao đẳng y tế Bình Dương và đầu năm 2011 chị được nhận công tác về khoa Nhi thuộc bệnh viện Phụ sản bán công Bình Dương, nay là bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương. “Lúc ấy còn trẻ, mới ra trường đã về một bệnh viện chuyên khoa lớn, mình lo sợ và run lắm. Ở bệnh viện toàn những anh chị giỏi nghề, thạo việc, Ban giám đốc đòi hỏi rất cao về cả chuyên môn lẫn tinh thần thái độ phục vụ, mà thực tế đâu có giống y chang như lý thuyết học ở trường. Mình va vấp liên tục, có lúc chán nản muốn buông”, chị cười bẽn lẽn dường như còn mắc cỡ về những ngày chập chững ấy. Dần dần chị nhận ra bệnh viện này là môi trường tốt để chị học tập và rèn luyện tay nghề, thỏa mãn ước mơ trở thành một điều dưỡng viên giỏi ngày nào. Ngoài việc chủ động sắp xếp tham dự tất cả các buổi sinh hoạt, đào tạo chuyên môn của bệnh viện, chị chủ động gần gũi để học hỏi các anh chị đồng nghiệp đi trước. “Chính cha mẹ các cháu bệnh nhi cũng có rất nhiều kinh nghiệm để mình học tập, như việc quan sát thế nào để biết bệnh của bé hay việc chăm sóc bé ra sao để bé dễ chấp nhận và hợp tác với mình vv... nhờ vậy bây giờ mình biết nhanh chóng phân biệt tính cách của từng bé để có ứng xử phù hợp”, chị nói.
Chị Tư tư vấn tiêm chủng cho mẹ của bé.
Năm 2016 cũng nhờ thói quen quan sát và sự nhạy cảm nghề nghiệp của mình chị ngăn chặn được hậu quả đáng tiếc do sơ sảy của một bà mẹ ngủ quên sau khi cho con bú. “Đó là ngày trực cuối tuần tháng 4 năm 2016. Mình hướng dẫn một bà mẹ cho trẻ non tháng bú mẹ và theo dõi quan sát trẻ trong quá trình bú. Sau khi cho bú xong, mình hướng dẫn bà mẹ vỗ lưng, cho trẻ nằm tư thế Kangaroo và quan sát sắc môi trẻ. Trước khi rời khỏi phòng mình nhận thấy bà mẹ tỏ vẻ mệt mỏi và kém hợp tác. Khi về phòng trực, mình cảm thấy không an tâm với tình trạng bà mẹ kể trên, nên quay lại phòng Kangaroo và phát hiện đứa trẻ đang tím tái, phản xạ yếu, tiêu không tự chủ. Với kinh nghiệm, mình nghĩ ngay trẻ bị sặc sữa. Thế là nhanh chóng vỗ lưng ấn ngực, hỗ trợ hô hấp tuần hoàn cho bé và hô toáng lên để có sự hỗ trợ của Bác Sỹ. Sau 5 phút cấp cứu kịp thời bé đã qua cơn nguy kịch. Ít ngày sau bé được xuất viện, phát triển bình thường như bao trẻ khác. Mình luôn tâm niệm rèn luyện sự nhạy cảm với nghề và tạo thói quen quan sát chi tiết là yếu tố quan trọng giúp mình kịp thời phát hiện ra những bất thường ở mỗi ca bệnh”.
Một lớp giáo dục sức khỏe cho các bậc cha mẹ của chị Tư
Sáu năm sau ngày chập chững vào nghề, giờ đây chị Tư đã trở thành “đàn chị” cho nhiều em điều dưỡng viên lớp sau “bám lấy” mà học hỏi, xin chia sẻ kinh nghiệm. Chị Tư rất vui lòng, tận tình hướng dẫn cho các đồng nghiệp lớp sau và còn tích cực tham gia giảng dạy các lớp giáo dục sức khỏe cho các bậc cha mẹ bệnh nhi tại bệnh viện.
Chị Tư tận tình hướng dẫn chuyên môn cho các đồng nghiệp trẻ
Lòng yêu nghề yêu trẻ, nhiệt tình và tâm huyết với công việc của chị được lãnh đạo và đồng nghiệp đánh giá cao. Chị đã từng nhận được nhiều bằng khen giấy khen của bệnh viện và tổ chức công đoàn, Quý đầu năm 2017 chị được Ban chỉ đạo “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh” bình chọn là “Người tốt việc tốt” của bệnh viện. “Đấy là vinh dự cho điều dưỡng cả khoa , không phải chỉ cho mình đâu, vì sự thật anh chị em điều dưỡng khoa mình ai cũng giỏi chuyên môn, nhiệt tình và tận tâm với công việc, mình là người may mắn đại diện thôi”. Chị Tư hơi ngượng ngùng khi chúng tôi nhắc tới danh hiệu này, nhưng chúng tôi nhận ra tấm lòng chân thành khiêm tốn đáng quý của chị. Phải! Mong sao các anh các chị ai cũng giỏi nghề, là “người tốt việc tốt” như chị để các em bé thật sự có được những “thầy thuốc - mẹ hiền” khi phải đến bệnh viện điều trị bệnh.
Bs Trần Hồng Hải
Đó là tâm sự của điều dưỡng viên Võ Thị Gái Tư, nhân viên khoa Nhi bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương khi trải lòng với chúng tôi về nghề điều dưỡng viên nhi khoa khó nhọc của mình. Sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo thuộc xã An Phú, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh chị sớm mang tấm lòng trắc ẩn thương người, đặc biệt là thương lũ trẻ quê mình. Mặc cho bạn bè, người thân can ngăn và chị cũng biết là sẽ vất vả, nhưng tình thương ấy vẫn thúc đẩy chị quyết tâm theo học nghề điều dưỡng y. Rồi ước mơ ấy cũng trở thành hiện thực, cuối năm 2010 chị tốt nghiệp khóa điều dưỡng tại trường Cao đẳng y tế Bình Dương và đầu năm 2011 chị được nhận công tác về khoa Nhi thuộc bệnh viện Phụ sản bán công Bình Dương, nay là bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương. “Lúc ấy còn trẻ, mới ra trường đã về một bệnh viện chuyên khoa lớn, mình lo sợ và run lắm. Ở bệnh viện toàn những anh chị giỏi nghề, thạo việc, Ban giám đốc đòi hỏi rất cao về cả chuyên môn lẫn tinh thần thái độ phục vụ, mà thực tế đâu có giống y chang như lý thuyết học ở trường. Mình va vấp liên tục, có lúc chán nản muốn buông”, chị cười bẽn lẽn dường như còn mắc cỡ về những ngày chập chững ấy. Dần dần chị nhận ra bệnh viện này là môi trường tốt để chị học tập và rèn luyện tay nghề, thỏa mãn ước mơ trở thành một điều dưỡng viên giỏi ngày nào. Ngoài việc chủ động sắp xếp tham dự tất cả các buổi sinh hoạt, đào tạo chuyên môn của bệnh viện, chị chủ động gần gũi để học hỏi các anh chị đồng nghiệp đi trước. “Chính cha mẹ các cháu bệnh nhi cũng có rất nhiều kinh nghiệm để mình học tập, như việc quan sát thế nào để biết bệnh của bé hay việc chăm sóc bé ra sao để bé dễ chấp nhận và hợp tác với mình vv... nhờ vậy bây giờ mình biết nhanh chóng phân biệt tính cách của từng bé để có ứng xử phù hợp”, chị nói.
Chị Tư tư vấn tiêm chủng cho mẹ của bé.
Năm 2016 cũng nhờ thói quen quan sát và sự nhạy cảm nghề nghiệp của mình chị ngăn chặn được hậu quả đáng tiếc do sơ sảy của một bà mẹ ngủ quên sau khi cho con bú. “Đó là ngày trực cuối tuần tháng 4 năm 2016. Mình hướng dẫn một bà mẹ cho trẻ non tháng bú mẹ và theo dõi quan sát trẻ trong quá trình bú. Sau khi cho bú xong, mình hướng dẫn bà mẹ vỗ lưng, cho trẻ nằm tư thế Kangaroo và quan sát sắc môi trẻ. Trước khi rời khỏi phòng mình nhận thấy bà mẹ tỏ vẻ mệt mỏi và kém hợp tác. Khi về phòng trực, mình cảm thấy không an tâm với tình trạng bà mẹ kể trên, nên quay lại phòng Kangaroo và phát hiện đứa trẻ đang tím tái, phản xạ yếu, tiêu không tự chủ. Với kinh nghiệm, mình nghĩ ngay trẻ bị sặc sữa. Thế là nhanh chóng vỗ lưng ấn ngực, hỗ trợ hô hấp tuần hoàn cho bé và hô toáng lên để có sự hỗ trợ của Bác Sỹ. Sau 5 phút cấp cứu kịp thời bé đã qua cơn nguy kịch. Ít ngày sau bé được xuất viện, phát triển bình thường như bao trẻ khác. Mình luôn tâm niệm rèn luyện sự nhạy cảm với nghề và tạo thói quen quan sát chi tiết là yếu tố quan trọng giúp mình kịp thời phát hiện ra những bất thường ở mỗi ca bệnh”.
Một lớp giáo dục sức khỏe cho các bậc cha mẹ của chị Tư
Sáu năm sau ngày chập chững vào nghề, giờ đây chị Tư đã trở thành “đàn chị” cho nhiều em điều dưỡng viên lớp sau “bám lấy” mà học hỏi, xin chia sẻ kinh nghiệm. Chị Tư rất vui lòng, tận tình hướng dẫn cho các đồng nghiệp lớp sau và còn tích cực tham gia giảng dạy các lớp giáo dục sức khỏe cho các bậc cha mẹ bệnh nhi tại bệnh viện.
Chị Tư tận tình hướng dẫn chuyên môn cho các đồng nghiệp trẻ
Lòng yêu nghề yêu trẻ, nhiệt tình và tâm huyết với công việc của chị được lãnh đạo và đồng nghiệp đánh giá cao. Chị đã từng nhận được nhiều bằng khen giấy khen của bệnh viện và tổ chức công đoàn, Quý đầu năm 2017 chị được Ban chỉ đạo “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh” bình chọn là “Người tốt việc tốt” của bệnh viện. “Đấy là vinh dự cho điều dưỡng cả khoa , không phải chỉ cho mình đâu, vì sự thật anh chị em điều dưỡng khoa mình ai cũng giỏi chuyên môn, nhiệt tình và tận tâm với công việc, mình là người may mắn đại diện thôi”. Chị Tư hơi ngượng ngùng khi chúng tôi nhắc tới danh hiệu này, nhưng chúng tôi nhận ra tấm lòng chân thành khiêm tốn đáng quý của chị. Phải! Mong sao các anh các chị ai cũng giỏi nghề, là “người tốt việc tốt” như chị để các em bé thật sự có được những “thầy thuốc - mẹ hiền” khi phải đến bệnh viện điều trị bệnh.
Bs Trần Hồng Hải